Nguy cơ mất an toàn thông tin: Trên MXH xuất hiện nhiều quảng cáo mời gọi cài đặt ứng dụng sử dụng trí tuệ nhân tạo, phần lớn những liên kết này đều dẫn đến ứng dụng giả mạo, không có giá trị pháp lý và có thể chứa phần mềm gián điệp. Khi phần mềm này được cài đặt trên điện thoại hoặc các thiết bị điện tử, nguy cơ bị lộ lọt, mất thông tin cá nhân hoặc bị giám sát.
Khi
thiết lập và sử dụng các ứng dụng sử dụng trí tuệ nhân tạo, người
dùng phải đăng ký tài khoản và sử dụng số điện thoại để kích hoạt tài
khoản. Việc đăng ký tài khoản cá nhân trên ứng dụng này đều phải
cung cấp thông tin cá nhân như: Họ tên, tuổi, số điện thoại, địa chỉ email...
Những thông tin này được liên kết với các ứng dụng như:
Facebook, Zalo, Instagram hoặc liên kết với các ứng dụng
tiện ích, giao dịch thương mại điện tử, trò chơi trực
tuyến khác. Dựa vào đây, phương thức tự học của các chương trình có
thể sẽ vừa thu thập thông tin cá nhân và vừa có thể "đánh dấu"
hồ sơ cá nhân riêng biệt với từng người sử dụng phục vụ nhiều mục đích phân
tích dữ liệu về đặc điểm, sở thích, tính cách hoặc ngành nghề...
Nguy cơ mất an ninh trật tự: Tội phạm có thể lợi dụng các ứng dụng sử dụng
trí tuệ nhân tạo để phục vụ cho các mục đích phạm tội như: lừa đảo
chiếm đoạt tài sản (thông qua việc chiếm đoạt tài khoản cá nhân), bán khống tài
khoản, tư vấn các hoạt động phạm pháp như chế tạo thuốc độc, bom mìn, thủ thuật
vượt qua các hoạt động an ninh, chỉnh sửa, cải thiện mã độc... Ngoài
ra, khi cán bộ, đảng viên sử dụng các ứng dụng sử dụng trí tuệ nhân
tạo có thể làm lộ lọt các thông tin liên quan đến cơ quan, đơn
vị khi cung cấp dữ liệu cho những ứng dụng này để biên tập, nghiêm
trọng hơn có thể gây mất an toàn thông tin cho hệ thống nội bộ.
Liên
quan đến công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các
quan điểm sai trái, thù địch, những ứng dụng sử dụng trí tuệ nhân tạo trên có
thể mang lại những tác động tiêu cực sau:
Thời
điểm ChatGPT và các ứng dụng sử dụng trí tuệ nhân tạo được cộng đồng mạng quan
tâm, các thế lực thù địch lợi dụng các ứng dụng này để tạo làn sóng dư luận,
lan truyền, phát tán tin giả, xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng và Nhà
nước, kích động chia rẽ sắc tộc, tôn giáo, gây mất ổn định trật tự - an toàn xã
hội...; cắt ghép các quan điểm sai trái, thông tin xấu độc vào các tương tác
với các ứng dụng này, kết hợp với các công cụ mạng xã hội để lan truyền các
thông tin xấu độc, kêu gọi một số thành phần xấu vào chia sẻ, bình luận trên
các trang thông tin điện tử gây hoang mang dư luận.
Đối
với một số câu hỏi về tình hình chính trị, kinh tế - xã hội, lịch sử Việt Nam,
các nội dung “được tạo ra” từ các sản phẩm trí tuệ nhân tạo hầu hết đáp ứng
được yêu cầu và có độ chính xác nhất định; tuy nhiên, ngoài những câu trả lời
mang tính khái quát đối với các vấn đề phức tạp, nhạy cảm, các hồi đáp của
ChatGPT có phần một chiều, đặc biệt là các vấn đề về dân chủ, nhân quyền, tự do
tôn giáo.
Có thể nói nguồn dữ liệu đầu
vào của các ứng dụng sử dụng trí tuệ nhân tạo vẫn có thể được kiểm soát, kiểm
duyệt bởi người tạo dựng nên hệ thống do tính sở hữu về mặt hạ tầng, dữ liệu và
thuật toán của người xây dựng nên. Nếu có thực sự dữ liệu và các thuật toán
không mang tính khách quan, các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị
có thể tận dụng tính không minh bạch và tính “không công bằng” của thuật toán
để tăng cường các hoạt động can thiệp mà khó có thể phát hiện hoặc kiến nghị
đối với các nội dung sinh ra bởi các ứng dụng sử dụng trí tuệ nhân tạo. Nghiêm
trọng hơn khi các ứng dụng sử dụng trí tuệ nhân tạo được phát triển thành một
ứng dụng mang tính cộng đồng, nó sẽ trở thành một công cụ để tuyên truyền các
thông tin sai sự thật, xấu độc và thiếu kiểm chứng nhằm chống phá chính quyền
các nước đối lập về chính trị, trong khi đó thông tin thực sự tốt lại có thể bị
sàng lọc và kiểm duyệt.
bài rất hay
Trả lờiXóa