Về nội dung và bản chất,
có thể nhận diện: Thông tin xấu, độc tán phát trên Internet và mạng xã hội là
những thông tin bịa đặt, bóp méo sự thật, xuyên tạc vấn đề, “đổi trắng, thay
đen”, lẫn lộn đúng sai, thật giả hoặc có một phần sự thật nhưng được đưa tin
với dụng ý xấu, phân tích và định hướng dư luận bằng những luận điệu thù địch.
Việt Nam là một trong
những nước có số lượng người sử dụng Internet rất lớn. Theo số liệu thống kê
của Bộ Thông tin và Truyền thông, tính đến cuối năm 2022, số người dùng
Internet tại Việt Nam vào khoảng 72 triệu người, chiếm trên 73% dân số cả nước.
Ở nước ta có hơn 65 triệu tài khoản mạng xã hội, chiếm khoảng 2/3 dân số, người
dùng Việt Nam dành trung bình 7 giờ mỗi ngày để tham gia các hoạt động liên
quan đến Internet, mạng xã hội.
Ðiều
đó cho thấy, hiện nay Internet, mạng xã hội đã thâm nhập ngày càng sâu rộng vào
đời sống xã hội. Với nhiều nguồn thông tin khác nhau, bên cạnh những thông tin
tích cực, đúng đắn vẫn có nhiều thông tin giả, bịa đặt, xuyên tạc, thù địch,
phản động... được các thế lực thù địch dàn dựng, tán phát dưới nhiều hình thức
nhằm chống phá chế độ ta, từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến nhận thức, thái độ, lối
sống của người tiếp xúc với thông tin, gây hoang mang, dao động, hoài nghi vào
sự lãnh đạo của Ðảng và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Những thủ
đoạn mà chúng thực hiện thông qua các hình thức chủ yếu sau:
Thứ nhất, lợi dụng quyền
“tự do ngôn luận” và chiêu bài “dân chủ”, các thế lực thù địch sử dụng
Internet, mạng xã hội để đăng tải, tán phát những thông tin chống phá nền tảng
tư tưởng của Ðảng và của cách mạng Việt Nam, hòng phủ định chủ nghĩa Mác -
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tăng cường loan tin vu cáo, bôi nhọ nhiều đồng chí
lãnh đạo cao cấp của Ðảng và Nhà nước; xuyên tạc tình hình kinh tế - xã hội
Việt Nam, phủ nhận những thành tựu của sự nghiệp đổi mới; xuyên tạc lịch sử dân
tộc; xuyên tạc đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội, đường lối bảo vệ Tổ quốc và
đường lối đối ngoại của Ðảng; tăng cường truyền đạo trái phép, nhất là trong
vùng đồng bào dân tộc thiểu số, để lôi kéo, kích động xu hướng ly khai, tự trị.
Thứ hai, chúng thành lập
các diễn đàn, hội, nhóm thông qua việc thành lập các trang web, Blog, Facebook…
liên kết với nhau để tổng hợp, thu thập tin tức từ các nguồn báo chí chính
thống và phi chính thống. Khi đã thu hút được một số lượng công chúng truy cập
thường xuyên, chúng cài dần các thông tin xấu, độc theo tỷ lệ tăng dần cả về số
lượng và mức độ, qua đó những luận điệu sai trái, xuyên tạc cũng sẽ tăng dần.
Chính vì thế, nhiều người truy cập mạng nếu không tỉnh táo thì rất dễ dàng “mắc
mưu”, dẫn đến bị dẫn dắt và bị động trong việc tiếp nhận thông tin xấu, độc
trên các trang mạng và các diễn đàn mà chúng lập ra.
Thứ ba, chúng xây dựng
các video clip có kịch bản công phu, bài bản, lời lẽ sắc bén đăng tải trên
TikTok, YouTube, Facebook… nhằm tạo “trend” để thu hút nhiều lượt tương tác,
chia sẻ, từ đó cài cắm những thông tin xấu, độc vào đó. Nếu tiếp cận nhiều lần,
thường xuyên, ở nhiều bối cảnh khác nhau mà không “gặp được” những thông tin
phản bác đầy đủ, thuyết phục, người tiếp cận sẽ rất dễ “bị nhiễm” và dần tin
theo hoặc vô tình tiếp tay cho các thế lực thù địch.
Thứ tư, thông qua
Internet, mạng xã hội, chúng đăng tải, tán phát những bộ phim, chương trình ca
nhạc, vui chơi giải trí… nhằm thực hiện hành động “xâm lăng văn hoá” để áp đặt
các giá trị văn hoá và lối sống “lai căng”, phá hoại bản sắc văn hoá của dân
tộc Việt Nam. Ðồng thời, chúng truyền bá lối sống ích kỷ, vụ lợi, xa hoa, truỵ
lạc, bạo lực, bất chấp pháp luật; thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm với gia
đình, cộng đồng và xã hội.
V3.
Trên các trang MXH hiện nay tràn lan các thông tin xấu, độc. Vì vậy chúng ta cần phải có sự nhìn nhận khách quan, chính xác, toàn diện về mọi vấn đề; nhất là khi tiếp nhận các thông tin trái chiều. Hãy thể hiện đúng là người Việt Nam yêu nước trong sự tỉnh táo và sáng suốt.
Trả lờiXóa