Không gian mạng đang phát triển mạnh mẽ, tạo ra nhiều lợi ích đối với các quốc gia, dân tộc trên toàn thế giới. Mạng xã hội từng bước khẳng định vai trò thiết yếu trong đời sống xã hội, đã trở thành môi trường cung cấp, chia sẻ, trao đổi, khai thác sử dụng thông tin thâm nhập vào cuộc sống của con người; trực tiếp làm thay đổi nhận thức, hành vi của mỗi người, tác động đến sự phát triển của toàn xã hội. Bên cạnh những ưu thế của mạng xã hội đem lại cũng bộc lộ những mặt trái tác động rất lớn đến sự phát triển của toàn xã hội. Việt Nam đứng trong nhóm 20 quốc gia có số người sử dụng internet, đặc biệt là các trang mạng xã hội như: Facebook, TikTok, Zalo,… lớn nhất thế giới. Vì vậy, các thế lực thù địch và các tổ chức, cá nhân chống đối có nhiều cơ hội để lợi dụng internet, không gian mạng công khai chống đối Đảng, Nhà nước ta. Đấu tranh tư tưởng trên không gian mạng hiện nay là, nhiệm vụ trọng yếu, đòi hỏi mọi người phải luôn nhận thức đầy đủ những thách thức và yêu cầu của nhiệm vụ, xây dựng bản lĩnh, trách nhiệm và quyết tâm cao, góp phần giữ vững nền tảng tư tưởng lý luận của Đảng.
Để tuyên truyền những quan điểm sai
trái, thù địch, các thể lực phản động, thù địch đã sử dụng rất nhiều thủ đoạn,
phương thức, ngày càng tinh vi, xảo quyệt, thâm độc và nguy hiểm hơn, có tác động
đến mọi tầng lớp xã hội. Nội dung, bản chất của các quan điểm sai trái, thù địch
là tấn công, đả kích trực diện nền tảng tư tưởng của Đảng, vị trí, vai trò lãnh
đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội, mục tiêu, con đường tiến lên chủ nghĩa
xã hội, công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của
Đảng Cộng sản Việt Nam. Giả danh mác xít, “giả khoa học” để tuyên truyền xuyên
tạc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phủ nhận
những thành tựu to lớn đã đạt được của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng
trong quá trình đổi mới, hội nhập quốc tế. Lợi dụng, cường điệu hóa những hạn
chế, khuyết điểm của Đảng và hệ thống chính trị trong lãnh đạo, quản lý nhà nước
đối với các lĩnh vực của đời sống xã hội để quy kết cho rằng: Đảng ta lấy chủ
nghĩa Mác-Lênin làm nền tảng tư tưởng chính là nguyên nhân gốc rễ của những sai
lầm, khuyết điểm trong quá trình xây dựng xã hội mới. Bôi nhọ lãnh tụ, xuyên tạc
lý lịch, thân thế, sự nghiệp các lãnh tụ, các đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng,
Nhà nước để đi đến phủ nhận con người, phủ nhận hệ tư tưởng mác xít và vai trò
lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. nhằm thúc đẩy và làm sâu sắc hơn quá trình
“tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, trong cán bộ, đảng viên và quần
chúng nhân dân để thông qua các đối tượng này trực tiếp phá hoại nền tảng tư tưởng
của Đảng, làm giảm lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt
Nam, vào mục tiêu, con đường tiến liên chủ nghĩa xã hội của nhân dân ta.
Về hình thức tuyên truyền chống
phá, các thế lực thù địch, phản động sử dụng nhiều hình thức khác nhau như:
Sử dụng không gian mạng để chống phá trực diện, chúng sử dụng các trang mạng, diễn
đàn, báo điện tử, đài phát thanh,...để khuếch trương thanh thế, cổ súy “giá
trị” văn hóa phương Tây, bóp méo thực trạng xã hội Việt Nam, như trang: “Tiếng
nói thống nhất dân chủ”, “Hồn Việt”, “Biển Đông’’, “Dân
làm báo”, “Tạp chí sự thật”, “Lỗi hệ thống”... Hầu hết
các trang này được đặt máy chủ tại nước ngoài để hạn chế tối đa sự quản lý, can
thiệp của ta.
Tạo lập và huy động những tài khoản giả mạo trên
mạng xã hội để chống phá. Các thế lực thù địch lập các trang web giả
mạo của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo một số bộ, ngành, địa
phương, những người có uy tín, nhân vật nổi tiếng trong xã hội để tạo dựng lòng
tin đối với người đọc, thông qua đó tung tin bịa đặt, gieo rắc sự hoài nghi trong xã hội, nhất
là trước những vấn đề nhạy cảm.
Sử dụng các trang mạng
xã hội kêu
gọi biểu tình, tụ
tập trái phép, khi có điều kiện sẽ tiến hành phá rối an
ninh, thậm chí là kích động bạo loạn. Chúng tạo lập và huy động những tài
khoản giả mạo để kêu gọi, lôi kéo, kích động người dân tụ tập, biểu tình hoặc
thực hiện hành vi vi phạm pháp luật ngoài thực địa. Chúng sử
dụng hàng loạt các mạng lưới tài khoản đã được xây dựng trước, lấy 2-3 tài khoản
làm trung tâm (tài khoản người nổi tiếng, có uy tín được nhiều người theo dõi)
thường xuyên đăng tải bài viết, thông tin xuyên tạc về một chủ đề, lĩnh vực nhất
định và hàng trăm tài khoản vệ tinh thực hiện nhiệm vụ chia sẻ
trên các nhóm, diễn đàn phản động hoặc các nhóm có lượng thành viên lớn.
Một trong những biểu
hiện mới của thủ đoạn này là kêu gọi “Biểu tình ảo trên không
gian mạng” bằng cách huy động, kêu gọi tất cả các tài khoản trên mạng
xã hội gắn các biểu ngữ phản đối chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của
Nhà nước để tác động thay đổi tư tưởng theo chiều hướng tiêu cực.
Sử dụng
thơ ca làm công cụ tuyên
truyền, chống phá lĩnh vực tư tưởng văn hóa trên không gian mạng. Cách thức
tiến hành của thủ đoạn này là chuyển hóa các bài viết có sẵn thành thể thơ hoặc
bài hát rồi đăng tải lên các kênh âm nhạc trực tuyến, các trang Facebook,
Youtube với giai điệu hiện đại, theo phong cách thị trường; máy chủ được đặt ở
nước ngoài để vượt qua cơ chế kiểm duyệt bài viết của Bộ Thông tin và Truyền
thông.
Nội dụng thông tin tuyên truyền
xuyên tạc, sai trái của các thế lực thù địch hết sức đa dạng, phức tạp, trên tất
cả các lĩnh vực tư tưởng, chính trị, văn hóa, xã hội, xây dựng Đảng,… trong đó
tập trung tấn công vào một số nội dung cốt lõi thuộc hệ tư tưởng, đường lối của
Đảng Cộng sản Việt Nam: Các thế lực thù địch đòi hỏi Đảng ta từ bỏ chủ nghĩa
Mác-Lênin làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động. Chúng bài xích,
bác bỏ chủ nghĩa Mác-Lênin, tấn công vào những vấn đề nguyên tắc, then chốt, những
luận điểm cơ bản nhất, như phủ nhận sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân và bản
chất giai cấp công nhân của Đảng ta; phê phán quy luật giá trị thặng dư; bác bỏ
chủ nghĩa duy vật lịch sử, mà nền tảng là bác bỏ bản chất cách mạng và khoa học
của lý luận về hình thái kinh tế - xã hội; phủ nhận lý luận khoa học về chủ
nghĩa xã hội và xuyên tạc mục tiêu, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước
ta. Chúng xuyên tạc nhằm “hạ bệ” tư tưởng Hồ Chí Minh, phủ nhận nội dung, giá
trị tư tưởng của Người; đối lập tư tưởng Hồ Chí Minh với chủ nghĩa Mác-Lênin,
tuyệt đối hóa tư tưởng Hồ Chí Minh để gián tiếp phủ nhận tư tưởng của Người,
cho rằng chủ nghĩa Mác-Lênin đã lỗi thời, chỉ cần dựa vào tư tưởng Hồ Chí Minh.
Xuyên tạc, phủ nhận quan điểm chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp
luật của Nhà nước ta hiện nay, nhất là đường lối đổi mới của Đảng ta. Các thế lực
thù địch đồng nhất đổi mới chính trị với thay đổi chế độ chính trị. Phủ nhận,
bôi đen những thành tựu trong quá trình đổi mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội của
nhân dân ta; cường điệu, thổi phồng, khoét sâu những tiêu cực, khuyết tật, khiếm
khuyết tạo cái nhìn bi quan, đen tối về tình hình đất nước. Phủ nhận nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đòi xóa bỏ sở hữu toàn dân, thúc đẩy
phát triển kinh tế tư nhân, phủ nhận và xóa bỏ vai trò chủ đạo của kinh tế nhà
nước. Cổ xúy phi chính trị hóa lực lượng vũ trang, đòi lực lượng vũ trang phải
trung lập về chính trị; phủ nhận bản chất cách mạng và nhân dân của lực lượng
vũ trang; chia rẽ quân đội nhân dân với công an nhân dân, chia rẽ quân đội và
công an với nhân dân. Thúc đẩy hình thành các tổ chức “xã hội dân sự trá hình”,
từ đó cho ra đời các tổ chức chính trị đối lập ở Việt Nam. Lợi dụng các vấn đề
dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo… để chống phá cách mạng Việt Nam.
Đại hội XIII của Đảng đã đề cập trực
tiếp và nhấn mạnh việc quản lý và phát triển thông tin trên không gian mạng,
trong đó có việc đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên không
gian mạng. Trong thời gian tới, các thế lực thù địch tiếp tục chĩa mũi nhọn tấn
công vào nền tảng tư tưởng của Đảng, chúng sử dụng không gian mạng là một mặt
trận chính để chống phá ta, do vậy, công tác đầu tranh phản bác, ngăn chặn, đẩy
lùi thông tin xuyên tạc, sai trái, thù địch trên không gian mạng có vai trò đặc
biệt quan trọng, góp phần bảo vệ, giữ vững trận địa tư tưởng của Đảng. Giữ vững
trận địa tư tưởng, đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng, lý luận của Đảng là nhiệm
vụ quan trọng và hết sức cấp thiết.
Để nâng cao hiệu quả đấu tranh phản bác các quan điểm sai
trái, thù địch trên không gian mạng, cần thực hiện một số giải pháp chủ yếu sau
đây:
Một là, nâng cao tính khoa học, đầy đủ, minh
bạch và kịp thời trong cung cấp thông tin cho cán bộ, đảng viên và Nhân
dân.
Để phản bác thông tin sai trái, thù
địch mà các thế lực phản động trong và ngoài nước ngày đêm tung lên mạng
internet, chúng ta cần phải cung cấp thông tin một cách khoa học, minh bạch và
kịp thời để cộng đồng mạng có thể nhận thức, nhận diện thông tin xấu độc, hiểu
rõ thế nào là quan điểm sai trái? Thế nào là quan điểm thù địch. Khi đã nhận thức
đúng - sai của thông tin xấu - độc, sai trái, thù địch thì mỗi công dân mạng sẽ
có nhãn quan chính trị, tự giác phòng chống và chủ động đấu tranh, bác bỏ các
quan điểm sai trái, thù địch.
Đối với quan điểm sai trái, trước hết là bản
thân tự nó đã chứa đựng những quan điểm sai lầm về thực tiễn và khoa học...
Tính chất của sai trái có thể do nguyên nhân hạn chế về trình độ nhận thức quy
định, do đó có nơi, có lúc, chủ thể của nó không hoàn toàn là những kẻ thù địch.
Còn quan điểm thù địch, tự bản thân nó đã chứa đựng những quan điểm sai trái, đối
lập về lợi ích và lập trường giai cấp và chủ thể của nó thường là những kẻ đối
lập về lập trường tư tưởng và đối lập về lợi ích giai cấp, dân tộc. Tuy nhiên
trong thực tế, việc phân định giữa sai trái và thù địch không hề đơn giản do
tính chất phức tạp, thủ đoạn tinh vi từ nội dung của các thông tin xấu độc.
Chính vì vậy, để phản bác thông tin xấu độc, cần tập trung vào 02 vấn đề cốt
lõi: làm rõ tính phản khoa học, phi thực tiễn và bản chất đối lập về lợi ích, lập
trường giai cấp công nhân dân tộc Việt Nam trong nội dung mà các thế lực thù địch
đưa ra.
Hai
là, thường xuyên đổi mới nội dung, phương thức, đa dạng hình thức đấu tranh
chống “diễn biến hòa bình”, phản bác quan điểm sai trái, thù địch trên không
gian mạng xã hội.
Đổi
mới nội dung, phương thức đấu tranh chống “diễn biến hòa bình”, phản bác các
quan điểm sai trái, thù địch trong các lĩnh vực chính trị, tư tưởng, kinh tế,
văn hóa - xã hội, quốc phòng, an ninh,… trên mạng xã hội; trong đó chú trọng
tuyên truyền, giáo dục truyền thống, định hướng giá trị, bồi dưỡng bản sắc văn
hóa dân tộc Việt Nam cho thế hệ trẻ một cách khoa học, thiết thực, sâu rộng, có
tính thuyết phục cao, qua đó nâng cao khả năng đề kháng và phản bác của cán bộ,
đảng viên và người dân trước những luận điệu xuyên tạc, quan điểm sai trái, thù
địch.
Đẩy
mạnh và đa dạng hóa hình thức thông tin tuyên truyền, lựa chọn đúng nội dung và
luôn có những thông tin mới trong tuyên truyền, tăng cường thông tin đối ngoại.
Tiến hành điều tra dư luận xã hội để kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của
cán bộ, đảng viên và nhân dân, làm cơ sở để xây dựng nội dung tuyên truyền, đấu
tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Kịp thời cung cấp thông tin,
định hướng tư tưởng trước các vấn đề xã hội, tạo thế chủ động trên mặt trận đấu
tranh trên mạng xã hội.
Ba
là, xây dựng hệ thống bài viết chuyên luận chuyên sâu phản bác những quan điểm
sai trái, thù địch bằng lý luận và thực tiễn khoa học với hệ thống luận cứ,
luận chứng chặt chẽ, có sức thuyết phục.
Chú
trọng xây dựng hệ bài chuyên luận chuyên sâu phê phán, phản bác, bẻ gãy từ gốc
những luận điệu xuyên tạc, những quan điểm sai trái, thù địch bằng lý luận và
thực tiễn khoa học với hệ thống luận cứ, luận chứng chặt chẽ, có tính thuyết
phục cao giúp độc giả hiểu sâu sắc, thấy rõ bản chất vấn đề, từ đó có niềm tin
khoa học vững chắc vào nền tảng tư tưởng của Đảng.
Bốn
là, thực hiện có hiệu quả các giải pháp công nghệ, xử lý nghiêm các vi phạm
trên không gian mạng.
Cùng
với các giải pháp tăng cường đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù
địch trên không gian mạng, cần đẩy mạnh thực hiện các giải pháp công nghệ như:
Bảo vệ tốt thông tin cá nhân, kỹ thuật phát tán thông tin trên không gian mạng,
kỹ thuật phân tích điều tra, ngăn chặn, bóc gỡ khóa tài khoản của đối phương,… có
vị trí rất quan trọng, góp phần quyết định thắng lợi trong đấu tranh phòng,
chống, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng hiện nay.
Năm là, thường xuyên chủ động nắm bắt tư
tưởng, thái độ của người dân, để kịp thời điều chỉnh quá trình tuyên truyền,
trao đổi thông tin cho phù hợp.
Nội dung tuyên truyền, không nên dựa
vào hay đưa ra những thông tin, những vấn đề phiến diện, một chiều, tuyệt đối
hóa hay công thức hóa. Phiến diện hoặc tuyệt đối hóa sẽ dẫn tới tước bỏ tính
khoa học của công tác tuyên truyền và tính phong phú của thực tiễn. Do vậy,
chúng ta cần chuyển hướng từ thông tin một chiều, định hướng từ trên xuống dưới
sang chú trọng thông tin hai chiều; tăng cường đối thoại, lắng nghe thông tin
thực tiễn từ cơ sở. Qua đó, giúp ta kịp thời phát hiện, chấn chỉnh những tồn tại,
hạn chế, đấu tranh loại bỏ biểu hiện tiêu cực và đưa ra được những thông điệp
tuyên truyền thuyết phục./.
Mọi người dân hãy tỉnh táo, cảnh giác trước những luận điệu sai trái và đấu tranh vạch trần âm mưu của các thế lực thù địch.
Trả lờiXóa