Đối
với dân tộc: Bảo đảm các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng giúp nhau cùng
phát triển. Huy động phân bố, sử dụng, quản lý hiệu quả các nguồn lực để đầu tư
phát triển, tạo chuyển biến căn bản về kinh tế, văn hóa, xã hội ở vùng có đông
đồng bào các dân tộc thiểu số. Có cơ chế thúc đẩy tính tích cực, ý chí tự lực,
tự cường của đồng bào các dân tộc thiểu số phát triển kinh tế- xã hội, thực
hiện giảm nghèo đa chiều, bền vững. Chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ vùng DTTS
và miền núi. Phát huy vai trò già làng, trưởng bản, người có uy tín.
Đối với tôn giáo: Vận động, đoàn kết, tập hợp các tổ chức
tôn giáo, chức sắc tín đồ sống “tốt đời đẹp đạo”, đóng góp tích cực cho công
cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Phải đa dạng hóa các hình thức vận động để phù hơp
với từng đối tượng; trước hết thực hiện tốt việc vận động các chức sắc, chức
việc, các tín đồ có uy tín; sau đó là việc vận động các tín đồ tôn giáo yêu
nước; đồng thời giáo dục, động viên những tín đồ lẫm lỡ quay về với cách mạng. Thực
hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, thường xuyên đổi mới nội dung, phương thức
công tác vận động quần chúng, tín đồ các tôn giáo; biết vận dụng khai thác các
điểm tốt trong các giáo lý, đạo đức tôn giáo; chỉ rõ âm mưu, thủ đoạn lợi dụng
tôn giáo của các thế lực thù địch để đồng bào các tôn giáo nhận diện và đấu
tranh. Căn cứ vào đặc điểm của mỗi tôn giáo, tình hình cụ thể của mỗi địa
phương, nhất là những nơi có đông đồng bào tôn giáo để có hình thức, biện pháp
vận động, tuyên truyền. Thực hiện tốt phương châm: kiên trì, khéo léo, tế nhị,
tự tin trong tuyên truyền vận động quần chúng tín đồ, phát huy sức mạnh tổng
hợp của các lực lượng, thành phần thích hợp trong tiến hành công tác vận động
quần chúng, tranh thủ tối đa sự ủng hộ giúp đỡ của các chức sắc, nhà tu hành
trong tuyên truyền vận động tín đồ các tôn giáo. Vì vậy, phải có cơ chế, phương
thức phối hợp và kế hoạch cụ thể trong công tác vận động quần chúng.
bài rất hấp dẫn
Trả lờiXóa