Thứ Ba, 27 tháng 6, 2023

 SỰ BẤT LỰC –  MỘT DẠNG BIỂU HIỆN CỦA THA HÓA QUYỀN LỰC

Thông thường, sự tha hóa này được thể hiện trong việc người nắm quyền lực dần mất đi thực quyền hoặc kém khả năng quyết đoán. Sự không thực quyền của người nắm quyền lực thể hiện việc họ chỉ có danh mà không có sức mạnh để áp đặt ý chí và thường bị thao túng bởi một thế lực nào đó và quyền lực sẽ dần rơi vào tay các thế lực này. Chẳng hạn như các vị vua trẻ tuổi lên nối ngôi khi còn quá ít tuổi thì thực quyền thuộc về người nhiếp chính hoặc khi người đương nhiệm bị ốm đau hay già cả thì thực quyền rơi vào tay của những quyền thần. Sự bất lực của người này sẽ tạo ra quyền lực cho người khác mà hậu quả của nó là sự tha hóa được thể hiện dưới dạng lộng quyền kể trên. Khi quyền lực rơi vào tay những người nhiếp chính hay quyền thần thì quyền lực sẽ bị tha hóa rất nhanh. Lịch sử đã chứng kiến rất nhiều sự tha hóa kiểu này mà kết quả thường là sự sụp đổ của một vương triều, kể cả khi đó là một vương triều đã từng rất thịnh vượng. Bên cạnh đó, sự tha hóa còn thể hiện ở sự nhu nhược của người cầm quyền. Đó là sự không quyết đoán khi có các tình huống chính trị nhạy cảm do lo sợ trách nhiệm về hậu quả của các quyết định nên để vuột mất cơ hội hoặc không thể vãn hồi được tình hình để kiểm soát quyền lực. Sự tha hóa này dẫn đến nguy cơ của tình trạng hỗn loạn, vô chính phủ.

Vì vậy, khi trao quyền (Bổ nhiệm) cho người đứng đầu một tổ chức, một cơ quan, đơn vị dù ở cấp độ nào cũng cần phải nhận thức được vị trí, vai trò của họ trên cương vị đứng đầu là quan trọng, cần thiết. Ngược lại, không nhận thức được vị trí, vai trò tầm quan trọ của quy trình nay hoặc cố ý làm sai mà giao cho "người bất lực" thì sẽ bị lợi dụng, từ đó dễ dẫn đến hậu quả cho quốc gia, dân tộc, trở thành con rối trong tay kẻ khác, nhất là để cho các thế lực thù địch lợi dụng, sử dụng, sai khiến… 

Nhiều vụ việc tham nhũng, vi phạm nguyên tắc của Đảng, vi phạm pháp luật Nhà nước hiện hành gần đây đã minh chứng cho những nội dung đã đề cập ở trên. Dưới góc độ nghiên cứu, chúng ta có thể chỉ ra Sự bất lực đối với các vị trí lãnh đạo được Đảng, nhân dân giao cho là một dạng tha hóa quyền lực. Trong thực tiễn tha hóa quyền lực dưới dạng này là hệ lụy của tư tưởng “Cha truyền con nối”, là một dạng của tham nhũng chức quyền, lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để trước khi nghỉ hưu, thôi chức vụ lãnh đạo cố tình đựa con, cháu vào các vị trí lãnh đạo trong khi đó năng lực, kinh nghiệm của con cháu chưa đáp ứng được yêu cầu cương vị được giao./.

 

1 nhận xét:

  1. Dưới góc độ nghiên cứu, chúng ta có thể chỉ ra Sự bất lực đối với các vị trí lãnh đạo được Đảng, nhân dân giao cho là một dạng tha hóa quyền lực.

    Trả lờiXóa