Theo
cách hiểu này, tất cả những gì không có sẵn trong tự nhiên là kết quả của sự
sáng tạo của con người, đều được coi là sản phẩm văn hóa. Nó bao gồm cả hai
khía cạnh: khía cạnh tinh thần của xã hội như ngôn ngữ, tư tưởng, giá trị và
các khía cạnh vật chất khác như nhà cửa, quần áo, các phương tiện v.v...
Theo
một nhìn khác: Văn hóa là hệ thống các giá trị, niềm tin và những biểu tượng được
các thành viên trong một cộng đồng chia sẻ.
Văn hoá trong Đảng là tổng hợp những giá trị
về trí tuệ, tư tưởng nhân văn và đạo đức tiên phong của Đảng. Văn hoá ấy được
quy định và hình thành với quá trình nhận thức trong họat động của Đảng. Khi
văn hoá thấm sâu vào hoạt động chính trị, vào hoạt động cầm quyền thì hoạt động
chính trị sẽ trở thành nghệ thuật chính trị. Ngược lại, trong hoạt động chính
trị mà thiếu văn hoá thì hoạt động chính trị đó sẽ trở thành “thủ đoạn” chính
trị. Vì vậy, muốn thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới do Đảng khởi xướng và
lãnh đạo, nhất thiết người cán bộ, đảng viên phải là một tấm gương mẫu mực của cái
đẹp về tư cách một người cán bộ cách mạng.
Chăm lo xây dựng văn hóa trong Đảng, trong các cơ quan nhà nước và các
đoàn thể có vị trí, ý nghĩa hết sức quan trọng đối với tình hình thực tiễn hiện
nay, trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực và trong nước có nhiều diễn
biến biến đổi… Lịch sử dân tộc và thế giới đều chứng minh rất rõ, văn hoá là
một trong những nhân tố tạo nên sức mạnh nội sinh, tham gia quyết định sự thịnh
hay suy của một cộng đồng và toàn xã hội. Vì vậy, giữ gìn và phát huy văn hoá
của Đảng Cộng sản Việt Nam không chỉ là vấn đề quan tâm của các cấp uỷ và đảng
viên mà còn được rộng rãi quần chúng quan tâm.
Để chăm lo xây dựng văn hóa trong Đảng, mỗi Đảng viên và các tổ chức Đảng cần thực hiện hiệu quả các giải
pháp cơ bản sau đây:
Thứ nhất, kiên quyết đấu tranh ngăn
chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của
một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý
các cấp để nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, củng cố niềm tin
của đảng viên và của nhân dân đối với Đảng.
Thứ hai, xây dựng đội ngũ cán bộ
lãnh đạo, quản lý các cấp, nhất là cấp Trung ương, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Thứ ba, xác định rõ thẩm quyền,
trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy, chính quyền trong mối quan hệ với tập thể cấp
ủy, cơ quan, đơn vị, thường xuyên đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng.
văn hóa là rất quan trọng
Trả lờiXóa