Thứ Ba, 4 tháng 7, 2023

Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội

 


Luận điểm văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội được nêu ra từ Nghị quyết Trung ương 4 khóa VII (1993), và sau đó được các văn kiện của các Đại hội tiếp theo tiếp tục phát triển và khẳng định. Khái niệm “nền tảng” tinh thần được hiểu là không gian tinh thần của cộng đồng, bầu không khí tinh thần, khí thế của đông đảo quần chúng nhân dân và của cộng đồng dân tộc, hệ tư tưởng tình cảm, niềm tin, khát vọng của con người, các quan niệm đạo lý, pháp lý đạt chuẩn mực chân, thiện, mỹ… Vai trò nền tảng tinh thần của xã hội của văn hóa chính là sức mạnh của hệ thống giá trị văn hóa Việt Nam trong hiện tại và trong quá khứ. Truyền thống của nền văn hóa dân tộc (hữu hình và vô hình) là một dòng chảy tinh thần được hun đúc qua hàng ngàn năm lịch sử, có tác dụng chi phối, điều chỉnh hành vi xã hội của con người.

Trong lịch sử của dân tộc ta, vai trò của văn hóa với tư cách là nền tảng tinh thần của xã hội (văn hiến) có tác động to lớn đối với cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm bảo vệ đất nước và phát triển kinh tế - xã hội (như hào khí Đông A thời đại nhà Trần, tinh thần đánh giặc ngoại xâm của nghĩa quân Lam Sơn với sự xuất hiện nhà Lê, tinh thần quyết chiến, thần tốc đại phá quân Thanh của Quang Trung Nguyễn Huệ…)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét