Chủ Nhật, 18 tháng 6, 2023

VẠCH TRẦN LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC CUỐN SÁCH VỀ CHỐNG THAM NHŨNG, TIÊU CỰC CỦA TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG

 


Vừa qua, trên trang “Vietnamthoibao” có đăng bài viết “Hiện tượng Nguyễn Phú Trọng và tình trạng dân tộc Việt Nam” của cái gọi là tác giả Nguyễn Chính Nghĩa. Còn trên trang Viettan.org, “tác giả” Hiếu Chân lại xuất hiện với bài “Đảng CSVN có thực tâm chống tham nhũng?”

Lướt qua nội dung hai bài viết, chúng ta dễ nhận ra những luận điệu sai trái, thù địch kiểu “nhai lại” hàm chứa trong những lời văn cay nghiệt, xằng bậy! Với góc nhìn phiến diện cùng động cơ chính trị đen tối, “tác giả” (thực chất là người có thâm thù với cách mạng Việt Nam và cơ hội chính trị) đã tìm mọi cách xuyên tạc, phủ nhận giá trị, ý nghĩa của Cuốn sách. Họ cho rằng: “chống tham nhũng, tiêu cực mãi chỉ là khẩu hiệu, hình thức”.

Chúng ta đều biết rằng tham nhũng, tiêu cực là một vấn nạn của xã hội, bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới cũng đều có vấn nạn này. Ở Việt Nam, tham nhũng được nhận diện là một trong bốn nguy cơ của cách mạng, làm suy giảm niềm tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa; công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được xác định là cuộc đấu tranh lâu dài, khó khăn và phức tạp.

Khi nói về tham nhũng, V.I.Lênin từng khẳng định: “tham nhũng gắn bó hữu cơ với sự tồn tại và phát triển của bộ máy nhà nước và quyền lực công…”. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng từng chỉ rõ ba căn bệnh tham ô, lãng phí, quan liêu là những “thứ giặc nội xâm” bắt nguồn từ chủ nghĩa cá nhân mà ra. Ngay trong Báo cáo chính trị tại Đại hội XIII, Đảng ta khẳng định “Thực hiện quyết liệt, nghiêm minh, có hiệu quả cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng”. Quan điểm trước sau như một của Đảng ta là sai phạm đến đâu thì xử lý đến đó, không có “vùng cấm”. Không phải đến bây giờ Đảng ta mới nghiêm minh như thế mà đó là xuyên suốt, nhất quán. Thực tế cho thấy những cán bộ, đảng viên liên quan đến tham nhũng dù ở bất cứ cương vị nào, kể cả Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng… đều bị xử lý nghiêm theo điều lệ Đảng, pháp luật Nhà nước. Rõ ràng, tham nhũng và chống tham nhũng là vấn đề quan tâm của mọi quốc gia. Điều quan trọng là quốc gia đó có đủ quyết tâm, có đủ kiên trì để hạn chế, tiến tới xóa bỏ nạn quan liêu, tham nhũng hay không mà thôi!

Công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở Việt Nam được cộng đồng quốc tế đánh giá cao trong bối cảnh phần lớn các nước dù cố gắng, nhưng ít có tiến bộ trong việc giảm thiểu vấn nạn tham nhũng. Thực tế trong 10 năm qua cho thấy, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã đạt được nhiều kết quả rất quan trọng, toàn diện, rõ rệt, là dấu ấn nổi bật, được cán bộ, đảng viên và nhân dân đồng tình, đánh giá cao, cộng đồng quốc tế ghi nhận, góp phần quan trọng vào việc giữ vững ổn định chính trị và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Với mô hình do Tổng Bí thư chủ trì, cùng với một tổ chức, cơ chế mới đã đem lại những kết quả bước đầu rất quan trọng trong đấu tranh chống tham nhũng, đặc biệt trong nhiệm kỳ Đại hội XII, XIII; trở thành địa chỉ tin cậy, củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng, củng cố sức mạnh nội lực của Đảng trong công cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng, làm trong sạch bộ máy. Ban Chỉ đạo đã phát huy được sự vào cuộc tích cực của Nhân dân và cả hệ thống chính trị, Mặt trận Tổ quốc, các cơ quan dân cử, báo chí, cùng với sự sát sao, gương mẫu, có tâm, có tầm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chỉ đạo công cuộc “đốt lò”, làm nên những chuyển biến hết sức to lớn khiến công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trở thành một “phong trào, thành xu thế không ai có thể đứng ngoài cuộc”. Thắng lợi bước đầu trong đấu tranh chống tham nhũng cũng chính là thắng lợi của nhân dân, vì nhân dân đã đưa ra những yêu cầu, đòi hỏi cũng như cổ vũ, động viên công cuộc này. Những nhà quan sát trên thế giới cho rằng, Đảng Cộng sản Việt Nam có một quyết tâm lớn, đã giành lại uy thế, danh dự và củng cố lòng tin của người dân vào chính quyền, vào sự lãnh đạo của Đảng. Trong 10 năm qua, từ thực tiễn, đòi hỏi của nhân dân và yêu cầu của sự phát triển, Việt Nam đã xây dựng được hình mẫu trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Với chúng ta, mô hình Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực hiện nay xứng đáng được tồn tại, xứng đáng được cổ vũ và xứng đáng được nêu tên trong phương thức đấu tranh của các đảng cầm quyền.

Vì vậy, có thể khẳng định cuốn sách “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là công trình rất giá trị cả về mặt lý luận và thực tiễn; là “cẩm nang quan trọng” về công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; khẳng định rõ quyết tâm chống tham nhũng, tiêu cực là “không có vùng cấm, vùng trống, không có ngoại lệ, không có đặc quyền, bất kể người đó là ai và không chịu sức ép của bất kỳ cá nhân nào”.

Cho nên, luận điệu cho rằng: “chống tham nhũng, tiêu cực mãi chỉ là khẩu hiệu, hình thức” là hoàn toàn sai trái, phản ánh không đúng thực tế cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Đó hoàn toàn là những lời lẽ dối trá, xuyên tạc nhằm hướng lái những người nhẹ dạ cả tin, đòi từ bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, từ bỏ con đường XHCN mà Đảng và Nhân dân ta đang xây dựng. Vì vậy, mỗi người dân Việt Nam hãy đề cao cảnh giác, tỉnh táo, quyết không mắc mưu và kiên quyết đấu tranh vạch trần dã tâm thâm độc, xảo quyệt của những kẻ cơ hội, phản động; bảo vệ và ủng hộ công cuộc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng./.

1 nhận xét:

  1. Mọi luận điệu xuyên tạc của bọn phản động và các thế lực thù địch đều có âm mưu xấu xa, thâm độc kèm theo. Vì vậy chúng ta phải cảnh giác và đấu tranh chống lại những luận điệu xuyên tạc của bọn chúng.

    Trả lờiXóa