Trong
tình hình ngày càng hội nhập sâu rộng với thế giới, cùng với sự phát triển mạnh
mẽ của công nghệ thông tin, việc sử dụng mạng xã hội đã trở thành một nhu cầu
không thể thiếu của số đông người sử dụng internet.
Tận
dụng tối đa những chức năng và lợi thế từ mạng xã hội, thời gian qua nhiều tổ
chức, cá nhân trong và ngoài nước đã quyết liệt chống phá Đảng và Nhà nước ta
với những phương thức, thủ đoạn hết sức tinh vi. Các tổ chức phản động lưu vong
và số đối tượng chống đối trong nước đã triệt để sử dụng mạng xã hội (MXH)
Facebook, Youtube … để phá hoại tư tưởng, từng bước triển khai âm mưu “diễn
biến hòa bình” và các cuộc cách mạng màu làm thay đổi thể chế chính trị ở nước
ta.
Nội
dung chống phá, xuyên tạc của các thế lực thù địch, phản động thông qua thông
tin trên mạng xã hội rất đa dạng, từ kinh tế, xã hội đến văn hóa, giáo dục đào
tạo, y tế đến pháp luật, quốc phòng, an ninh, trật tự, thậm chí đến cả diễn
biến về tình hình sức khỏe của các đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà
nước.
Điển
hình trên mạng xã hội xuất hiện hành vi giả mạo các trang thông tin của cơ quan
Đảng, Nhà nước đưa các thông tin thất thiệt, sai sự thật, lái dư luận theo chủ
đích khác nhau; các trang này chứa những bài viết khác nhau ở những báo điện tử
chính thống trong nước, thường là các vấn đề đang được dư luận xã hội quan tâm;
song, đan xen với đó là những bài viết có nội dung không đúng sự thật, có nội
dung kích động, xuyên tạc, chống phá Việt Nam; những hình thức thường sử dụng
là tung tin giả, cắt xén, xuyên tạc sự thật, thông qua những hình ảnh cắt ghép
cùng với những tít đề gắn với những sự kiện chính trị - xã hội “nóng” được dư
luận xã hội quan tâm, lồng ghép với sự lèo lái, định hướng nhận thức “lệch lạc”,
tạo môi trường “nhiễu động thông tin”, phát sinh “hoài nghi”, “thiếu niềm tin”
dẫn đến “mất niềm tin” đối với các cơ quan, ban, bộ, ngành của Đảng, Nhà nước,
các đồng chí cán bộ cấp cao của Đảng, Nhà nước và lực lượng vũ trang. Tuy
nhiên, một số người vì nhiều lý do, vì thiếu hiểu biết, đã cố ý hay vô
tình tiếp tay cho các thế lực thù địch, phản động. Nhất là khi người dùng mạng
luôn tâm lý cho rằng các trang mạng xã hội của mình là nơi thoải mái đăng mọi
thứ, thể hiện quan điểm mà chẳng đoái hoài, suy nghĩ về hậu quả, vì thế tình
trạng lệch lạc về thông tin, hiểu sai về bản chất vấn đề ngày càng phổ biến và
gây hậu quả nghiêm trọng. Điều này đã tiếp tay cho thông tin xấu, thông tin
chưa được kiểm chứng được chia sẻ, lan truyền một cách khó kiểm soát, khiến
những người nhận thức chưa đầy đủ, thiếu thông tin chính thống, những người nắm
và hiểu vấn đề còn nông cạn… tham gia cổ xúy cho cái xấu, cái sai, bất chấp hậu
quả tai hại của nó đối với đạo đức xã hội, đối với sự phát triển của đất nước.
Để
tỉnh táo, sáng suốt trong việc sử dụng không gian mạng, cũng như chủ động làm
tốt nhiệm vụ đấu tranh chống lại các luận điệu sai trái, các quan điểm xuyên
tạc, chống phá Đảng, Nhà nước, của các thế lực phản động, thù địch trong và
ngoài nước trên mạng xã hội, đòi hỏi các cơ quan, tổ chức nói chung, người dùng
mạng nói riêng cần tỉnh táo để nhận diện và tránh mắc vào những cái bẫy nguy
hiểm của các thế lực phản động.
Làm
được điều đó, trước hết cần giáo dục nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên
và các tầng lớp nhân dân về bảo vệ chủ quyền quốc gia, các lợi ích và sự nguy
hại đến từ không gian mạng, đặc biệt là việc giáo dục các quy định của pháp
luật về quản lý không gian mạng. Tập trung thực hiện tốt một số biện pháp sau:
Tuyên
truyền, phổ biến, giáo dục Luật An ninh mạng năm 2018, nhất là việc tuyên
truyền sâu rộng về những hành vi bị cấm trong Luật An ninh mạng, đặc biệt các
hành vi sử dụng không gian mạng để tuyên truyền chống Nhà nước; tổ chức, hoạt
động, câu kết, xúi giục, mua chuộc, lừa gạt, lôi kéo, đào tạo, huấn luyện người
chống Nhà nước; xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối
đại đoàn kết toàn dân tộc, xúc phạm tôn giáo, thông tin sai sự thật, xúi giục,
lôi kéo, kích động người khác phạm tội; lợi dụng hoặc lạm dụng hoạt động bảo vệ
an ninh mạng để xâm phạm chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn
xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân hoặc để trục lợi.
Bồi
dưỡng kỹ năng nhận diện các âm mưu, thủ đoạn trên mạng xã hội cho mỗi cán bộ
đảng viên và quần chúng nhân dân.
Thực
hiện đấu tranh có hiệu quả với các đối tượng phản động lợi dụng không gian
mạng; phát huy hơn nữa vai trò, trách nhiệm, tính chủ động của các cơ quan, đơn
vị chuyên trách, nhất là các cơ quan chuyên trách an ninh mạng như Cục An ninh
mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an; Bộ Tư lệnh Tác
chiến không gian mạng, Bộ Quốc phòng…
Mỗi
cơ quan, tổ chức, địa phương, đơn vị và cá nhân cần nắm vững mọi hoạt động và
tình hình diễn biến tư tưởng cán bộ, đảng viên, quần chúng, có nội dung giáo
dục, định hướng, điều chỉnh nhận thức đúng đắn, kịp thời; có trách nhiệm trong
quản lý thông tin có liên quan tới cán bộ, đảng viên và quần chúng, có kế hoạch
bảo vệ chính trị nội bộ trên không gian mạng nói chung, hoạt động trên mạng xã
hội nói riêng.
Trong
xu thế hội nhập quốc tế, cùng với sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
đã đặt yêu cầu cho mỗi cá nhân cần phải tích cực học tập để đáp ứng với những
thay đổi trong tình hình mới. Bên cạnh việc áp dụng những thành tựu của cuộc cách
mạng khoa học công nghệ, mỗi cá nhân, tổ chức cần cảnh giác với những thủ đoạn
của các thế lực thù địch chống phá sự nghiệp cách mạng của đất nước ta trên các
trang mạng xã hội./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét