NHẬN DIỆN ÂM MƯU XUYÊN TẠC
TỰ DO TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM
Tự do tôn
giáo của một quốc gia luôn phụ thuộc vào nền dân chủ ở đó. Không thể có tự do
tôn giáo ở một đất nước bị ngoại bang thống trị, dân tộc bị áp bức, bóc lột. Thực
tiễn gần chín mươi năm qua đã chứng minh rằng, dân tộc Việt Nam đã hy
sinh, phấn đấu cho một nền dân chủ thực sự: dân chủ XHCN. Đó là nền dân chủ đã
được chính lịch sử dân tộc Việt Nam lựa chọn, phù hợp với quy luật
phát triển của nhân loại. Việc
dân tộc Việt Nam giành được độc lập, tự do thực sự đã đưa lại quyền tự do trên
mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có quyền tự do tôn giáo và
điều đó được bảo đảm bằng Hiến pháp, pháp luật và được thực thi trong thực tiễn.
Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân được cụ thể hóa trong nhiều
văn bản pháp quy khác. Pháp lệnh Tín ngưỡng, Tôn giáo có hiệu lực từ
15/11/2004, đã thể chế hóa đường lối, chủ trương chính sách về tín ngưỡng, tôn
giáo của Nhà nước Việt Nam, bảo đảm cho công dân thực hiện quyền về tự do tín
ngưỡng, tôn giáo. Năm 2005, Chính phủ đã ban hành Nghị định số: 22/2005/NĐ-CP để
hướng dẫn một số điều trong Pháp lệnh Tín ngưỡng, Tôn giáo. Đối với đạo Tin
lành, Thủ tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị số: 01/2005/CT-TTg ngày 04/02/2005 về một
số công tác đối với đạo Tin lành nhằm tạo điều kiện cho hoạt động của các tín đồ,
chức sắc đạo Tin lành.
Cùng với
xây dựng hành lang pháp lý để đảm bảo cho tôn giáo phát triển đúng hướng, việc
đào tạo, nâng cao trình độ, nghiệp vụ tôn giáo cho những người làm báo luôn được
Nhà nước ta hết sức quan tâm. Đến
nay, ở Việt Nam, các trường đào tạo nghiệp vụ tôn giáo không ngừng được mở
rộng củng cố. Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và nhân dân, những năm qua,
tôn giáo Việt Nam đã có sự phát triển vượt bậc. Mỗi người dân Việt Nam,
hay bất cứ người nào quan tâm thực sự đến Việt Nam đều thấy rõ sự
phát triển này. Tham gia vào các sinh hoạt tôn giáo ở Việt Nam có khoảng hơn 20
triệu người, gần 70.000 chức sắc, nhà tu hành và 24.000 cơ sở thờ tự tôn giáo;
các cơ sở đào tạo tôn giáo được mở rộng. Hiện nay, tại Việt Nam có 10 trường Đại
học Tôn giáo, 3 Học viện Phật giáo, 6 Đại Chủng viện Thiên chúa giáo, 1 Viện
Thánh kinh thần học của Tổng liên hội Hội Thánh Tin Lành Việt Nam, 40 trường
đào tạo các giáo chức tôn giáo ở các cấp độ khác nhau, các ấn phẩm tôn giáo, nhất
là kinh sách được xuất bản theo yêu cầu của các tôn giáo.
Tín đồ tôn
giáo hoàn toàn tự do trong việc thực hiện các nghi lễ tôn giáo, bày tỏ và thực
hành đức tin tôn giáo của mình. Chức sắc, nhà tu hành các tôn giáo được tự do
trong việc thực hành các hoạt động tôn giáo theo giáo luật. Việc phong chức, bổ
nhiệm, thuyên chuyển chức sắc được thực hiện theo quy định của giáo hội. Các tổ
chức tôn giáo đã được công nhận tư cách pháp nhân trong những năm qua đều có sự
phát triển về số lượng cơ sở giáo hội, về tín đồ, chức sắc nhà tu hành, về việc
xây dựng mới hoặc tu bổ các cơ sở thờ tự, bảo đảm kinh sách, các hoạt động tôn
giáo theo hiến chương, điều lệ và giáo lý, giáo luật. Các chức sắc, nhà tu hành
được tham gia học tập, đào tạo ở trong nước và nước ngoài hoặc tham gia các
sinh hoạt tôn giáo ở nước ngoài. Nhiều tổ chức tôn giáo nước ngoài đã vào giao
lưu với các tổ chức tôn giáo Việt Nam.
Trên thực tế, mọi tôn giáo ở Việt Nam đều bình đẳng trước pháp luật, được
pháp luật bảo vệ, được tự do hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.
Tuyệt nhiên, không một tôn giáo nào hoạt động đúng pháp luật mà bị chính quyền
ngăn cấm. Chức sắc, tín đồ các tôn giáo luôn gắn bó với quốc gia, dân tộc theo
phương châm “Đạo pháp dân tộc và CNXH”, thực hiện “sống phúc âm trong lòng dân
tộc”, “nước vinh đạo sáng”, vừa làm tròn bổn phận của tín đồ đối với tôn giáo,
vừa hăng hái lao động sản xuất, góp phần cùng toàn dân đẩy mạnh thực hiện công
cuộc đổi mới, CNH , HĐH phải xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thực tiễn sinh động đó
đã, đang và được khẳng định qua những
thành tựu đã đạt được nhiều nước, nhiều tổ chức quốc tế đánh giá cao. Thế
nhưng, các thế lực thù địch cùng các tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí lại ra sức
tung tin xuyên tạc, bịa đặt về tình hình tôn giáo tại Việt Nam. Chúng lợi dụng
một số phần tử đội lốt tôn giáo, vi phạm luật pháp và bị pháp luật xử lý để vu
cáo Việt Nam đàn áp tôn giáo, ngăn cấm xây, sửa nơi thờ tự, cản trở các hoạt động
tín ngưỡng của các chức sắc tôn giáo, nhà tu hành,… Không những thế, các tổ chức
thiếu thiện chí ở nước ngoài đã dựa trên những thông tin bịa đặt từ một nhóm
người có hoạt động chống Nhà nước Việt Nam để đưa ra những luận điệu vu cáo “Việt
Nam đàn áp, tấn công tôn giáo”; Nhà nước Việt Nam đang có sự phân biệt đối xử về
tôn giáo; rằng Việt Nam đang đi những bước lùi về tôn giáo.
Những ý kiến
đánh giá sai lệch về tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam là xuất phát
từ những mưu đồ xấu. Mỗi khi tung hô sự tuyệt đối về tự do tôn giáo, đặt tôn
giáo trên pháp luật… họ cố tình lờ đi trách nhiệm xã hội đối với cộng đồng mà bất
cứ tôn giáo nào cũng phải thực hiện. Thực ra, họ mượn cớ tự do tôn giáo để
tuyên truyền các luận điệu bịa đặt, bôi nhọ Nhà nước, chia rẽ khối đại đoàn kết
toàn dân tộc, kích động, kêu gọi lật đổ chế độ XHCN đã được nhân dân ta lựa chọn… Những ý kiến cho rằng, Việt Nam không có tự
do tôn giáo, chỉ là thiểu số; còn đa số nhân dân ta hiểu rõ bản chất của họ là
muốn thông qua tôn giáo để thực hiện chiến lược “Diễn biến hoà bình”, tuyên
truyền, cổ xuý cho những cái gọi là “giá trị dân chủ” theo kiểu phương Tây, bịa
chuyện, nói xấu chế độ XHCN, kích động hằn thù dân tộc, tôn giáo, phá hoại khối
đại đoàn kết toàn dân tộc; tuyên truyền văn hoá xấu độc…
Cũng cần nhắc lại rằng, nhiều năm qua, vấn đề tự do tôn giáo luôn được
các thế lực thù địch và những kẻ cực đoan trong nước triệt để lợi dụng để chống
phá Đảng và Nhà nước Việt Nam. Nhân dân ta đã thấu hiểu được những thủ đoạn này
của chúng. Vì ý đồ đen tối đó, chúng sẽ còn xuyên tạc, bịa đặt, bóp méo sự thật
nhiều vấn đề khác nhằm bôi đen và hạ uy tín của Việt Nam. Song sự thật về quyền
tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam luôn được tôn trọng và bảo đảm đã và sẽ
là một trong những thứ vũ khí sắc bén, lâu bền, vững chắc nhất để đập tan những
luận điệu xuyên tạc của chúng./.
Văn Quyết
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét