Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa thay mặt Bộ Chính trị ký ban hành Chỉ thị về lãnh đạo cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa 15 và bầu cử HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026, trong đó Bộ Chính trị yêu cầu các cấp uỷ, các tổ chức đảng xây dựng kế hoạch cụ thể để lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thắng lợi cuộc bầu cử; bảo đảm cuộc bầu cử được tiến hành dân chủ, bình đẳng, đúng pháp luật, an toàn, tiết kiệm và thực sự là ngày hội của toàn dân. Bộ Chính trị cũng yêu cầu, lãnh đạo thực hiện tốt công tác nhân sự, bảo đảm phát huy dân chủ và sự lãnh đạo tập trung, thống nhất của Đảng trong công tác cán bộ.
Quy định định hướng: cần gắn kết quả nhân sự của đại hội Đảng các cấp và quy hoạch cán bộ với công tác chuẩn bị nhân sự để giới thiệu những người tiêu biểu về phẩm chất, đạo đức và năng lực, có quan điểm, lập trường chính trị vững vàng, đủ tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật, có điều kiện thực hiện nhiệm vụ tham gia làm đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND. Quy định chỉ rõ: Kiên quyết không giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND các cấp những người không xứng đáng, không đủ tiêu chuẩn, nhất là những người sa sút về phẩm chất đạo đức, tham nhũng, chạy chức, chạy quyền, xu nịnh, kiêu ngạo, quan liêu, gây mất đoàn kết, ảnh hưởng xấu đến uy tín của Đảng, nhà nước.
Bộ Chính trị cũng yêu cầu phấn đấu giới thiệu, lựa chọn bầu được những đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND thật sự tiêu biểu, xứng đáng đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân; bảo đảm đủ tiêu chuẩn, đủ số lượng, có cơ cấu hợp lý, trong đó lấy tiêu chuẩn, chất lượng đại biểu làm trọng tâm, không vì cơ cấu mà hạ thấp tiêu chuẩn.
Thời gian qua, dư luận rất bức xúc trước một số ĐBQH lợi dụng diễn đàn Quốc hội và lợi dụng vị thế đại diện quyền lực cho người dân “làm màu” với vỏ bọc “mị dân” nhưng thực chất thiếu trách nhiệm trong phát ngôn, hành động, gây phức tạp tình hình an ninh trật tự, tiếp sóng cho truyền thông, báo chí và thế lực thù địch cơ hội, chụp giật, phá hoại uy tín Đảng, Nhà nước, thậm chí gây ra hậu quả không đo lường nổi đối với đất nước, tiêu biểu như vụ Đồng Tâm, Hà Nội.
Chẳng hạn, mới đây, dư luận vô cùng bức xúc khi ông Lưu Bình Nhưỡng tấn công ngành tư pháp bằng quy kết “chưa bao giờ niềm tin với nền tư pháp thấp như bây giờ”, phủ nhận toàn bộ thành quả của ngành này bao năm qua. Trước đó, ông nghị này cũng gây phẫn nộ khi công kích ngành công an “ vi phạm của cơ quan điều tra rất khủng khiếp” bằng con số tính toán sai bét và thổi phồng hiện tượng sai phạm thiếu căn cứ.
Trước đó, ông nghị Dương Trung Quốc không kém phần khi đeo đuổi đòi công lý cho kẻ tâm thần chính trị hạng nặng khi ông đú theo trend truyền thông của đám zân chủ, nhân sỹ chấy thức, không đếm xỉa đến kết quả điều tra của ngành công an. Sau này bị anh tâm thần chính trị này “khủng bố”, phơi hết clip ông nghị “lừa phỉnh” anh ta khiến ông nghị hết vía, bỏ của chạy lấy người.
Nhưng nhắc đến 2 ông nghị này có lẽ dân Hà Nội bức xúc nhất là vụ Đồng Tâm khi các ông này đăng đàn đòi “công lý” cho băng đảng khảo khấu Lê Đình Kình và nhóm “Đồng Thuận”, tấn công, vu cáo thậm tệ lực lượng công an Hà Nội, lừa bịp người dân, tiếp tay nuôi dưỡng “điểm nóng Đồng Tâm” bao năm qua, hệ lụy không gì đo đếm nổi.
Đại biểu Quốc hội ngày càng được truyền thông, dân chúng xem trọng, bởi họ đại diện cho tiếng nói người dân tới cơ quan quyền lực cao nhất. Khi họ cất tiếng nói bảo vệ quyền lợi chính đáng của dân chúng là thực hiện chức trách và sứ mệnh, nhưng họ lạm dụng quyền lực và trách nhiệm này, phát ngôn và hành động thiếu trách nhiệm với đất nước, thậm chí gây hệ lụy to lớn về an ninh trật tự, thì rất cần sự điều chỉnh căn cơ, gốc rễ nói trên từ Bộ Chính trị, đứng đầu là Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng.
Đại biểu Quốc hội là người đại diện cho quyền lợi của người dân; do đó không thể bầu những người có uy tín thấp là đại biểu Quốc hội được
Trả lờiXóa