ĐẤU TRANH LÀM THẤT BẠI
ÂM MƯU, THỦ ĐOẠN DBHB CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH CHỐNG PHÁ CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Từ đầu thế kỷ 21 đến
nay, nhiều quốc gia Đông Âu thuộc ( Liên Xô cũ ), Trung Đông, Bắc Phi rơi
vào tình trạng bất ổn chính trị và hậu quả của nó còn kéo dài đến bây giờ.
Đó là những cuộc ,,
Cách mạng màu ,, - cách mạng ,, Hoa hồng ,, tháng 11/2003 ở Gru ria; cách mạng
,, Hoa tuy líp ,, ở Kyguw Stan /2005; cách mạng ,, Hoa nhài ,, ở Tu ni si
/2011. Những cuộc ,, cách mạng màu ,, có điểm giống nhau là lợi dụng tự do,
khoét sâu mâu thuẫn xã hội, có thể là mâu thuẫn lợi ích, mâu thuẫn sắc tộc, tôn
giáo, có nơi là người dân mất niềm tin về ,, cái gì ,, đó có thể manh nha chưa
tới mức tạo ra xung đột, nhưng bị kích động dẫn đến hậu quả : chính quyền bị
lật đổ ( Tổng thống từ chức, hoặc chạy trốn ra nước ngoài ) dựng lên chính phủ
của những kẻ chống đối.
Cách mạng màu là lật
đổ chế độ bằng phương thức bất bạo động. Là sự kết hợp giữa những kẻ chủ mưu
bên trong với thế lực thù địch bên ngoài. Những kẻ chủ mưu dựng ngọn cờ dân
chủ, lôi kéo quần chúng tham gia vào các cuộc biểu tình, tuần hành đường phố
khiến cho các hoạt động của đời sống bị tê liệt, chính quyền địa phương - chính
phủ mất dần quyền kiểm soát xã hội...đến một mức nào đó sẽ xuất hiện thế lực
bên ngoài thông qua tổ chức phi chính phủ, hoặc thậm chí một quốc gia nào đó
lên tiếng ủng hộ những người biểu tình. Từ xung đột giữa người dân với chính quyền
- chính phủ được đẩy lên và gây hậu quả nặng nề.
Việt Nam là một trong
những quốc gia mà các thế lực thù địch dùng những thủ đoạn nguy hiểm trong âm
mưu DBHB nhằm xoá bỏ chế độ XHCN. Những gì là cái gọi ,, cách mạng màu ,, cũng
đã xuất hiện manh nha ở Việt Nam.
Lợi dụng vụ cá chết 4
tỉnh ven biển Miền Trung do nước thải có độc tố xảy ra từ nhà máy Fomosa/2016
kẻ xấu kích động người dân biểu tình gây rối; hoặc vụ việc TQ hạ đặt giàn khoan
HD 981 trái phép tại thềm lục địa của Việt Nam năm 2014, lấy cớ đấu tranh bảo
vệ chủ quyền kêu gọi người dân tụ tập đập phá xưởng máy, cơ sở sản xuất tại
Bình Dương; hoặc lấy cớ phản đối nhà nước lập đơn vị hành chính đặc khu kêu gọi
người dân tụ tập đập phá trụ sở chính quyền, bắt giữ một số cán bộ, công an ở Bình
Thuận năm 2018.v.v...
Liệu tất cả những hành
động đó có phải do bột phát ? Hay có bàn tay sắp đặt, kích động, giật dây, thậm
chí chi tiền mua chuộc người dân.
Vậy họ là ai ? Là
những kẻ bất mãn, ám ảnh bởi căm ghét chế độ; những kẻ cơ hội chính trị, bất
đồng chính kiến nhằm vào những khuyết điểm, yếu kém của chính quyền một số nơi
rồi thổi phồng, tuyên truyền kích động. Bài học ở nhiều quốc gia trên thế giới
cho thấy : nếu những mâu thuẫn xã hội ngày càng bị khoét sâu mà không có giải
pháp giải quyết ngay và triệt để thì sẽ dẫn đến xung đột lợi ích và kẻ thù bên
ngoài ,, thò tay ,, vào ,, móc ,, vào bên trong làm cho ngọn lửa phản kháng
bùng phát là điều có thể xẩy ra !
Do vậy, vấn đề chủ yếu
là cấp ủy, chính quyền, đoàn thể các cấp từ TƯ đến địa phương, đơn vị, cơ quan
phải nâng cao sức đề kháng xã hội. Quyết liệt, triệt để loại bỏ cán bộ suy
thoái, biến chất ,, tự diễn biến ,, ,, tự chuyển hoá ,,. Làm tốt công tác giáo
dục nhận thức đầy đủ, sâu sắc cho mọi người về chủ trương, chính sách của Đảng
và pháp luật của nhà nước để có niềm tin vững chắc vào chế độ, vào công cuộc
đổi mới xây dựng dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Mọi
chủ trương, chính sách từ TƯ đến địa phương người dân được biết, được bàn, được
làm và kiểm tra, giám sát. Khi người dân có nhận thức đúng và có niềm tin vào
Đảng, nhà nước thì không kẻ thù nào chống phá nổi. Câu chuyện của người nông
dân nghèo Phạm Tấn Lực ở xã Bình Trung, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi trong 5 năm
âm thầm theo dõi việc làm của nhà thầu TQ thi công ( gói thầu A3 dài 10km trên
tuyến đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi là bài học sinh động về trách nhiệm
giám sát của người dân và đến nay là 1 trong 5 đại án Thường trực Ban chỉ đạo
Trung ương về phòng chống tham nhũng tiêu cực chỉ đạo điều tra, xét xử trong
năm 2020.
Mặt khác, cần tăng
cường công tác quản trị nhà nước, quản lý mạng xã hội. Vừa nâng cao hiệu quả
các hoạt động thông tin, báo chí, nhà khoa học có trách nhiệm tuyên truyền,
giải thích cho người dân và đấu tranh vạch trần bản chất, thủ đoạn thâm độc của
những kẻ cơ hội chính trị, tổ chức phản động, thù địch; theo dõi quản lý chặt
chẽ các đối tượng chống phá và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật bảo đảm
an ninh, trật tự an toàn xã hội và công cuộc lao động, học tập, công tác của
nhân dân ta./.
Để ngăn chặn, đẩy lùi những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; phải tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp, với tinh thần quyết liệt, kịp thời, đem lại kết quả cụ thể.
Trả lờiXóa