Công nghệ viễn thông phát triển là cơ hội để
truyền thông lan tỏa, đó là một trong những điều kiện để mở rộng dân chủ. Thế
nhưng hiện nay, một số cá nhân đã lợi dụng vấn đề này để tung tin thất thiệt,
bịa đặt các tình tiết về các vụ án hòng "câu view", "câu
like", hướng lái dư luận và mục đích cụ thể, thực dụng hơn cả là kiếm tiền
từ trên mạng. Chẳng hạn khi mở trang Youtube, gõ từ khóa “vụ án Hồ Duy Hải”,
người dùng sẽ thấy xuất hiện hàng trăm clip liên quan đến vụ án. Trong số ấy có
nhiều video clip với những thông tin kiểu dựng chuyện, bịa chuyện, trộn lẫn
thật với giả khiến cho người xem như lạc vào mê cung, không thể phân biệt được
đâu là thông tin đúng, đâu là thông tin sai. Cũng có những video clip lợi dụng
các tình tiết của vụ án để bôi nhọ, nói xấu người này, chĩa mũi dùi vào người
khác. Nghe các câu, từ bình luận trong clip, những người ít thông tin cứ ngỡ
tác giả của video clip là những “nhà điều tra” tội phạm thực thụ, hoặc chí ít
họ cũng có những “nguồn thông tin đáng tin cậy” như họ nói. Nhưng thực ra những
người làm ra các video clip này hầu hết chỉ là những kẻ lừa bịp về truyền thông
trên mạng xã hội. Tất cả thông tin mà họ đăng tải đều là do cóp nhặt trên mạng,
kết hợp với sự bình luận bạt mạng, vô căn cứ, hoàn toàn theo ý chủ quan của bản
thân người làm ra sản phẩm video clip. Hình ảnh trong các video clip này hầu
hết là hình ảnh tĩnh mà họ nhặt nhạnh từ đâu đó, rồi gán ghép bằng những lời
bình luận vô lối. Những trang mạng mang màu sắc phản động và có sự thù địch với
Việt Nam, như: Việt Tân, BBC, RFA... thì có thêm các đoạn “phỏng vấn” truyền
thanh một vài nhân vật đang có thiên hướng, hoặc đã từng thực hiện các hoạt
động chống phá cách mạng Việt Nam, hòng làm ra vẻ sản phẩm của mình là “vô tư”,
là “minh bạch”. Nhưng xâu chuỗi các video clip của họ lại thì thấy rõ, họ luôn
hướng lái người nghe/xem đến mục tiêu chính trị, đó là xuyên tạc tính ưu việt
của chế độ XHCN, xuyên tạc, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt
Nam đối với xã hội Việt Nam. Hầu hết nhân vật trong các video clip của các
trang mạng nói trên đều cố “bày trò”, ra vẻ “vì sự dân chủ, công bằng”, nhưng
cuối các đoạn phỏng vấn, bao giờ họ cũng lòi “cái đuôi cáo” về chính trị của
mình ra.
Cũng trong môi trường mạng, hiện nay còn tồn
tại một dạng thông tin thất thiệt, biến không thành có, dựng đứng nhiều chuyện.
Thậm chí trong một số vụ án hình sự, họ còn sẵn sàng bịa thêm các chi tiết,
nhân vật, hòng làm cho vụ án thêm ly kỳ, mục đích cuối cùng là để trang của
mình có nhiều người quan tâm, theo dõi. Điều tai hại là sự bịa đặt này được
phát đi phát lại, kiểu “mưa dầm thấm lâu”, khiến cho người nghe/xem chuyển từ
phân vân đến nghi ngờ, rồi tin tưởng vào những điều không có thật. Đối với các
vụ án quan trọng, có sự ảnh hưởng lớn, được dư luận quan tâm thì những thông
tin giả này có thể sẽ làm cho xã hội nhìn nhận, đánh giá hoàn toàn sai lệch về
quy trình điều tra, xét xử, khiến cho các tầng lớp nhân dân hiểu không đúng về
bản chất vụ án, từ đó biểu hiện thái độ thiếu tin tưởng vào sự công minh của
nền tư pháp XHCN. Đó là điều mà thế lực thù địch và những kẻ giả mạo thông tin
mong muốn, bởi họ sẽ đạt được hai mục đích, tức là vừa thực hiện được âm mưu
xuyên tạc nền tư pháp XHCN, đồng thời lại đạt được một yếu tố có tính cốt lõi,
đó là lấy được tiền của nhà mạng nhờ vào những trang, những sản phẩm có nhiều
người theo dõi. Đây cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến nhiều
kẻ đã bất chấp đạo đức và luật pháp để bịa đặt thông tin hòng trục lợi, kiếm
tiền từ sự tò mò, thiếu tỉnh táo của cộng đồng mạng.
Tất cả các trường hợp lợi dụng MXH để xuyên tạc và chống phá đất nước phải bị nghiêm trị
Trả lờiXóa