Những quan điểm cổ súy cho “xã hội dân sự” của các thế lực thù
địch cần phải được nhận diện và đấu tranh
Dưới chiêu bài xưa cũ là ca ngợi nền dân chủ phương Tây và
dẫn chứng những mặt trái của nền kinh tế xã hội chủ nghĩa ở nước ta, các thế
lực thù địch, phản động luôn kích động, thúc đẩy sự xuất hiện các tổ chức chính
trị đối lập nhằm hướng tới mục tiêu đa nguyên, đa đảng. Về vấn đề này, trước
đây các thế lực thù địch không ngừng rêu rao sự sụp đổ chế độ xã hội chủ nghĩa
ở Liên Xô và Đông Âu; đồng thời, kêu gọi các phần tử cực đoan tập hợp lực lượng,
sẵn sàng cho ra đời một bộ lý thuyết mới, dẫn dụ thành công một số cuộc cách
mạng màu làm minh chứng cho một sự thay đổi. Nhưng họ không ngờ rằng, bản chất
của các hoạt động đó đã đi ngược lại truyền thống, trái với nguyện vọng và tình
cảm của tuyệt đại đa số nhân dân Việt Nam. Sau thời gian dài chống phá không
hiệu quả, đất nước ta vẫn ngày càng phát triển mạnh mẽ, Đảng ta ngày càng giữ
vững bản chất, truyền thống cách mạng và vị thế của mình. Vì vậy, để tiếp tục
thực hiện mưu đồ của mình, các thế lực thù địch đã thay đổi nội dung và hình
thức chống phá mới. Họ ra sức cổ súy cho một xã hội mới với mô hình “độc lập về
chính trị”. Về thủ đoạn, họ đánh vào tâm lý của một số trí thức, văn nghệ sĩ có
tư tưởng dao động hoặc có sự bất mãn về thời cuộc; lợi dụng và cổ súy cho các
tổ chức nhập nhèm được đám “dân chủ” trong và ngoài nước tung hô như một thứ vũ
khí lợi hại trong thời kỳ mới. Điều dễ nhận thấy là, những nội dung này vẫn là
cách họ chủ quan áp đặt và chẳng có một cơ sở khoa học nào khả dĩ. Đặc biệt là,
họ gắn mác cho một số phần tử là “Nhà hoạt động chính trị”, hoặc “Nhà báo độc
lập” để tung tin rằng, ở Việt Nam người dân không được tự do tiếp cận thông
tin, hoặc tình hình tự do báo chí ở Việt Nam đang xuống dốc tệ hại.
Thiết nghĩ, trong thời đại 4.0 hiện nay, chẳng ai còn ngây
thơ tới mức tin vào những luận điệu nêu trên. Bởi, hằng ngày, hằng giờ mọi
người dân đều có thể đọc, truy cập hàng trăm ấn phẩm báo chí in hoặc điện tử từ
Trung ương đến địa phương, cũng như các cấp, các ngành. Cái cớ của “xã hội dân
sự” chính là tung hô những phần tử phản động chống lại chủ trương, chính sách
của Đảng và Nhà nước dưới chiêu bài bất đồng chính kiến. Việc đánh tráo khái
niệm giữa ý kiến phản biện được bảo lưu và các bất đồng chính kiến đã được các
thế lực thù địch khoét sâu lợi dụng. Họ ra sức kích động giới trí thức vào cuộc
để vu cáo Đảng và Nhà nước ta đàn áp những người bất đồng chính kiến, kêu gọi
phong trào đấu tranh thả “tù nhân lương tâm”… Khi thời cơ chín muồi, các thế
lực thù địch sẽ hình thành tổ chức chính trị đối lập tại Việt Nam. Họ đã sử
dụng bộ lý thuyết “xã hội dân sự” để chỉ trích, vu khống Đảng, Nhà nước ta,
biến phản biện xã hội trở thành một quá trình không kiểm soát được, âm mưu trở
thành một hoạt động dưới dạng câu lạc bộ vô chính phủ. Nếu chúng ta không tỉnh
táo phát hiện và đấu tranh trực diện với luận điệu này, các tổ chức tiền thân
của “xã hội dân sự” sẽ nhanh chóng tiến hành những hoạt động “diễn biến hòa
bình” theo kiểu xét lại lịch sử, chỉ trích lịch sử cách mạng của Đảng và Nhà
nước ta. Như thế, tư tưởng chính trị của đảng viên và nhân dân trở nên dao
động, lòng tin vào sự nghiệp cách mạng sẽ sụt giảm nghiêm trọng. Do đó, chúng
ta phải hết sức cảnh giác, chủ động đấu tranh nhận rõ bản chất của tư tưởng
phản động này, nhằm vô hiệu hóa quá trình can thiệp thô bạo từ bên ngoài với
những luận điệu sai trái, nguy hiểm, khó dự báo.
Mỗi cán bộ, đảng viên cần nâng cao cảnh giác với các luận điệu chống phá của các thế lực thù địch; đồng thời tích cực đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu thủ đoạn hiểm độc, tinh vi của chúng.
Trả lờiXóa