Vừa
qua, Hiệp hội các nhà xuất bản quốc tế đã trao giải thưởng Prix Voltaire năm
2020 cho “Nhà xuất bản tự do”, “ghi nhận sự can đảm trong việc giữ vững quyền tự
do xuất bản, tự do thông tin”. Thế nhưng, thực chất, đây lại là một tổ chức dân
sự trá hình, chuyên xuất bản, in ấn và phát hành các ấn phẩm có nội dung tiêu cực,
xuyên tạc, kích động bạo lực, chống phá Đảng và Nhà nước ta.
Mỗi
công dân Việt Nam nhất là thế hệ trẻ, cần chủ động nâng cao tinh thần cảnh giác
khi tiếp cận thông tin bên ngoài không để bị lợi dụng, kích động.
Được
thành lập vào tháng 2 năm 2019, “Nhà xuất bản tự do” là nơi tụ tập một bộ phận
chống đối, phản động và cơ hội chính trị. Chúng công khai “hoạt động độc lập,
không chịu sự kiểm duyệt của chính quyền Việt Nam”. Nhà xuất bản này đã cho ra
đời hàng nghìn ấn phẩm đen như “Chính trị bình dân,” “Cẩm nang nuôi tù,” “Phản
kháng phi bạo động”… kể về những bất mãn cá nhân bằng thái độ tiêu cực; bôi nhọ,
xuyên tạc thể chế chính trị, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước; vu cáo Việt Nam vi phạm “dân chủ, nhân quyền”; hướng dẫn, phổ biến biện
pháp, cách thức “đấu tranh” phi bạo động, “không gây thương vong”; kêu gọi, tập
hợp lực lượng biểu tình trái pháp luật, chống phá Đảng, Nhà nước; bóp méo hoạt
động của lực lượng Công an, Quân đội; hướng dẫn các đối tượng đối phó lại với
cơ quan chức năng, cách lợi dụng, vận động quốc tế…
Sau
khi in ấn, xuất bản “chui”, những cuốn sách trên được ngang nhiên quảng cáo, giới
thiệu, rao bán trên website của nhà xuất bản, trên mạng xã hội và một số trang
thương mại điện tử với giá không hề rẻ. Người mua đặt hàng và sẽ “giao tận
nơi”. Bên cạnh đó, những đối tượng này đã phát tặng, gửi tặng hàng chục nghìn
cuốn sách ở nước ngoài và tại nhiều tỉnh thành ở Việt Nam. Nguy hiểm hơn, chúng
còn công khai đăng tải một số ấn phẩm dưới dạng sách điện tử (ebook) để người đọc
tải về miễn phí.
Thế
mới thấy sự tinh vi, thủ đoạn nguy hiểm của các thế lực thù địch trong việc lưu
truyền, phát tán thông tin xấu độc. Mục đích của chúng là nhằm kích động tâm lí
người đọc, người xem, gây hoang mang dư luận; làm phai nhạt niềm tin, chia rẽ mối
đoàn kết giữa nhân dân với Đảng, Nhà nước; lôi kéo lực lượng tham gia biểu
tình, gây rối an ninh, trật tự tạo ra điểm nóng, khủng hoảng chính trị, tiến tới
kịch bản bạo loạn và lật đổ chế độ. Không những thế, sự lộng ngôn, “đánh lận bản
chất” nói trên còn làm ảnh hưởng không nhỏ tới uy tín của Việt Nam trên trường
quốc tế. Chúng vu cáo để tìm kiếm hậu thuẫn cũng như kêu gọi sự can thiệp của
nước ngoài, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động móc nối, tạo dựng lực lượng
chống đối nước ta.
Ấy
vậy mà, khi bị các cơ quan chức năng Việt Nam xử lý thì tổ chức Theo dõi nhân
quyền (HRW), tổ chức Ân xá quốc tế (AI) và ngay chính “Nhà xuất bản tự do” lại
liên tục rêu rao, la lối rằng “Việt Nam đàn áp nhà xuất bản tự do”, “chế độ
đang truy sát nhà xuất bản tự do”, “vi phạm quyền công dân”, “yêu cầu cho phép
nhà xuất bản này và những người có liên quan được thực hiện quyền tự do ngôn luận”…
Cần
khẳng định ngay đây là những luận điệu vu cáo hết sức trơ tráo bởi lẽ thứ nhất,
trong Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam (năm 2013), Chương II về “Quyền con người,
quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân” không có quy định về “quyền tự do xuất bản”.
Đó là do chúng bịa đặt nên.
Thứ
hai, trong Luật Xuất bản 2012, tại Điều 12 xác định, đối tượng thành lập nhà xuất
bản là “Cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội ở trung
ương và cấp tỉnh; Đơn vị sự nghiệp công lập ở trung ương, tổ chức chính trị –
xã hội – nghề nghiệp ở trung ương trực tiếp sáng tạo tác phẩm và tài liệu khoa
học, học thuật”. “Việc thành lập nhà xuất bản phải bảo đảm những điều kiện: Có
tôn chỉ, mục đích, chức năng, nhiệm vụ, đối tượng phục vụ; trụ sở, nguồn tài
chính và các điều kiện cần thiết khác bảo đảm hoạt động của nhà xuất bản do
Chính phủ quy định…” (Điều 13). “Chính phủ thống nhất quản lý Nhà nước về hoạt
động xuất bản trong phạm vi cả nước. Bộ Thông tin và Truyền thông chịu trách
nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý Nhà nước về hoạt động xuất bản…” (Điều
6). Như vậy “Nhà xuất bản tự do” không đủ điều kiện để thành lập và sự hoạt động
của tổ chức này là trái phép.
Hơn
nữa, tại Điều 10 Luật Xuất bản 2012 cũng quy định rõ: “Nghiêm cấm việc xuất bản,
in, phát hành xuất bản phẩm có nội dung tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam; phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc;… kích động bạo
lực, truyền bá tư tưởng phản động…; xuyên tạc sự thật lịch sử, phủ nhận thành tựu
cách mạng; xúc phạm dân tộc…; vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và
danh dự, nhân phẩm của cá nhân. Nghiêm cấm: Xuất bản mà không đăng ký, không có
quyết định xuất bản hoặc không có giấy phép xuất bản; In lậu, in giả, in nối bản
trái phép xuất bản phẩm; phát hành xuất bản phẩm không có nguồn gốc hợp pháp hoặc
chưa nộp lưu chiểu; xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm đã bị đình chỉ phát
hành, thu hồi, tịch thu, cấm lưu hành, tiêu hủy hoặc nhập khẩu trái phép…”. Vì
vậy, “Nhà xuất bản tự do” đã vi phạm nghiêm trọng pháp luật Việt Nam.
Gần
đây, “Nhà xuất bản tự do” kêu gọi “áp đặt” cái gọi là “Luật Magnitsky” đối với
Việt Nam. Chúng ra ấn phẩm “Hướng dẫn sử dụng một công cụ pháp lý đặc biệt được
tạo ra và thực thi ở các quốc gia như Mỹ, Anh, Canada,…” để “trừng phạt những kẻ
vi phạm nhân quyền tại Việt Nam…”. Rõ ràng, Magnitsky không phải là luật pháp
quốc tế. Hơn nữa, chúng “vừa đá bóng, vừa thổi còi”, vừa xuyên tạc tình hình
“dân chủ”, “nhân quyền” lại vừa muốn “áp đặt chế tài” với Việt Nam thì thật trắng
trợn. Về nguyên tắc quốc tế, không thể can thiệp vào công việc nội bộ của quốc
gia khác. Hơn nữa, Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; luôn tôn
trọng, bảo vệ và đảm bảo quyền con người, quyền công dân nên không có lí do gì
để can thiệp, áp đặt vào nước ta.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét