Chủ Nhật, 11 tháng 10, 2020

Mục tiêu phát triển xã hội ở Việt Nam

 


Trong một thời gian dài, quản lý xã hội vốn được hiểu là một chức năng của Nhà nước đối với các lĩnh vực xã hội (không phải là kinh tế hay an ninh quốc phòng) như: văn hóa, thể thao, việc làm, dân số - kế hoạch hóa gia đình, bảo hiểm và an sinh xã hội. Quản lý xã hội theo nghĩa này gắn liền với việc lập kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động hướng tới mục tiêu cụ thể của từng lĩnh vực. Ví dụ: đảm bảo tỷ lệ có việc làm; mức độ bao phủ của bảo hiểm xã hội tự nguyện...          

Quá trình hiện đại hóa và toàn cầu hóa đưa đến nhận thức về sự không đồng bộ giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển xã hội. Trong nhiều trường hợp, tăng trường kinh tế để lại hậu quả nặng nề về môi trường và xã hội, về xã hội, đó là bất bình đẳng trong hường thụ thành quả tăng trưởng kinh tế, phân hóa và phân cực xã hội, thiếu việc làm và thất nghiệp, xói mòn các giá trị đạo đức văn hóa, mất niềm tin vào xã hội và tương lai cũng như các vấn đề xã hội mang tính toàn cầu như di cư, tị nạn chiến tranh và nhân đạo, bệnh dịch xã hội, tội phạm xuyên biên giới...

Trong bối cảnh đó, sự phát triển của một quốc gia nói riêng và thế giới nói chung, đã và đang được nhìn nhận lại từ hệ quy chiếu mới về phát triển bền vững trên cả ba chiều cạnh: kinh tế - xã hội - môi trường (Báo cáo tương lai chung của chúng ta, ủy ban Liên hợp quốc về môi trường và phát triển thế giới - WCED năm 1987). Các thể chế quản trị quốc gia cũng có những thay đổi mạnh mẽ đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững, đưa người dân thành chủ thể trung tâm của phát triển.

Liên hợp quốc nhìn nhận phát triển xã hội một cách rộng nhất là quá trình chuyển đổi dẫn đến sự cải thiện cuộc sổng con người, cải thiện các quan hệ xã hội và thể chế xã hội hướng đến tính bình đẳng, bền vững và phù hợp với các nguyên lý về quản trị dân chù và công bằng xã hội

Theo nghĩa rộng nhất này, phát triển xã hội một mặt bao gồm các thành tựu trong các lĩnh vực xã hội như: giáo dục, y tế, tiếp cận thông tin... mặt khác là những thành tựu về quan hệ xã hội và thể chế xã hội nhằm đảm bảo an ninh, phẩm giá và sư hòa nhập của con người với xã hội.

Trong thực tiễn lãnh đạo, quản lý, có thể sử dụng cách tiếp cận hẹp hơn về phát triển xã hội để giúp định hướng và lập kế hoạch cho các mục tiêu: Xác định các lĩnh vực quan trọng trong phát triển xã hội, nội dung và vai trò của chúng đối với phát triển xã hội; phân tích điểm yếu, điểm mạnh trong từng lĩnh vực hoạt động xã hội cụ thể, từ đó xây dựng chiến lược phát huy điểm mạnh, khắc phục hoặc hạn chế điểm yếu để tiếp tục phát triển. Đây là quan niệm về phát triển xã hội phổ biến nhất, có tính thực tiễn cao, vì nó chỉ ra Nhà nước và các chủ thể có liên quan khác cần làm gì, khi nào, ở đâu và sử dụng nguồn lực gì. Các quốc gia đều có các chiến lược phát triển xã hội được trình bày theo hình thức liệt kê các lĩnh vực ưu tiên.

Với cách nhìn nhận như trên, tám mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ (MDGs) được Liên hợp quốc công bố cho giai đoạn 2000- 2015 đã trở thành mục tiêu phát triển chung cho gần 200 quốc gia trên thế giới. Trong đó có sáu trên tám (từ 1 đến 6) mục tiêu trực tiếp liên quan đến phát triển xã hội, một mục tiêu về môi trường và một mục tiêu liên quan đến quản trị toàn cầu đối với phát triển.Tám mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ, giai đoạn 2000-2015, đó là:

Mục tiêu 1. Xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực và thiếu đói

Mục tiêu 2. Phổ cập giáo dục tiểu học

Mục tiêu 3. Tăng cường bình đẳng nam - nữ và nâng cao vị thế phụ nữ

Mục tiêu 4. Giảm tử vong trẻ em .

Mục tiêu 5. Tăng cường sức khỏe bà mẹ

Mục tiêu 6. Phòng, chống HIV/AIDS, sốt rét và các dịch bệnh nguy hiểm

Mục tiêu 7. Đảm bảo bền vững môi trường

Mục tiêu 8. Thiết lập mối quan hệ toàn cầu vì phát triền

Năm 2015, Liên hợp quốc tiếp tục công bố các mục tiêu phát triền bền vững (SDGs) cho Chương trình nghị sự 2030. Mười bảy mục tiêu này đã bao quát toàn diện hơn các vấn đề xã hội đang gây cản trở phát triển như nghèo đói (mục tiêu 1, 2), các tiến trình xã hội mang tính lâu dài mà các quốc gia phải đối mặt như: bất bình đẳng xã hội (mục tiêu 10), các hành vi xã hội như tiêu dùng (mục tiêu 12) và phương thức, cơ chế quản lý phát triển xã hội hiệu quả

Mục tiêu 1. Chấm dứt mọi hình thức nghèo ở mọi nơi

Mục tiêu 2. Xóa đói, bảo đảm an ninh lương thực, cải thiện dinh dường và thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững

Mục tiêu 3. Bảo đảm cuộc sống khỏe mạnh và tăng cường phúc lợi mọi người mọi lứa tuổi          

Mục tiêu 4. Đảm bảo nền giáo dục có chất lượng, công bằng toà Ị diện và thúc đẩy các cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người

Mục tiêu 5. Đạt được bình đẳng giói; tăng quyền và tạo cơ hội ch phụ nữ và trẻ em gái

Mục tiêu 6. Đảm bảo đầy đủ và quản lý bền vững tài nguyê nước và hệ thống vệ sinh cho tất cả mọi người

Mục tiêu 7. Đảm bảo khả năng tiếp cận nguòn năng lượng bền vững, đáng tin cậy và có khả năng chi trả cho tất cả mọi người

Mục tiêu 8. Đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững, toàn diện liên tục; tạo việc làm đày đủ, năng suất và việc làm tốt cho tất cả mọi người

Mục tiêu 9. Xây dựng cơ sở hạ tầng có khả năng chống chịu cao thúc đẩy công nghiệp hóa bao trùm và bền vững, tăng cường đổi mới

Mục tiêu 10. Giảm bất bình đẳng trong xã hội

Mục tiêu 11. Phát triển đô thị, nông thôn bền vững, có khả năng chống chịu; đảm bảo môi trường sống và làm việc an toàn- phân bố hợp lý dân cư và lao động theo vùng

Mục tiêu 12. Đảm bảo sản xuất và tiêu dùng bền vững

Mục tiêu 13. ứng phó kịp thòi, hiệu quả với biến đổi khí hậu và thiên tai

Mục tiêu 14. Bảo tồn và sử dụng bền vững đại dương, biển và nguồn lọi biển đế phát triển bền vững

Mục tiêu 15. Bảo vệ và phát triển rừng bền vững, bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển dịch vụ hệ sinh thái, chống sa mạc hóa, ngăn chặn suy thoái và phục hòi tài nguyên đất

Mục tiêu 16. Thúc đẩy xã hội hòa bình, dân chủ, công bầng, bình đẳng, văn minh vi sự phát triển bền vững, tạo khá năng tiếp cận công lý cho tất cả mọi người; xây dựng các thể chế hiệu quả, có trách nhiệm giải trình và có sự tham gia các cấp

Mục tiêu 17. Tăng cường phương thức thực hiện và thúc đẩy đối tác toàn cầu vì sự phát triển bền vững.

Đảng Cộng sản Việt Nam đã có những nhận thức sớm về tiến bộ xã hội và công bằng xã hội trong lãnh đạo sự nghiệp xây dựng đất nước Quan điểm “Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong tng bước và từng chính sách phát triển” ngày càng được hoàn thiện thông qua các kỳ Đại hội Đảng từ khóa VIII năm 1996 đến nay.

Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận - thực tiễn qua 30 năm đổi mới (1986-2016) nhận định: Đảng đã nhận thức ngày càng cụ thể và đầy đủ hơn tầm quan trọng, mục tiêu và nội dung của việc giải quyết các vấn đề xã hội, đặc biệt là an sinh xã hội, phúc lợi xã hội.. Nhận thức rõ hơn mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển; vai trò của chính sách xã hội, sự thống nhất và kết họp hài hòa giữa chính sách kinh tế với chính sách xã hội .

Qua hơn 30 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được các thành tựu nồi bật về phát triển xã hội, đặc biệt trong xóa đói giảm nghèo, phổ cập giáo dục phổ thông, dân số và sức khỏe... Việt Nam là một trong những quốc gia đi đầu trong thực hiện các mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ (MDGs), hoàn thành nhiều chỉ tiêu quan trọng của các mục tiêu phát triển xã hội. Đặc biệt là đã thực hiện tốt chỉ tiêu giảm nghèo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thực hiện nhiều chính sách để ổn định, từng bước nâng cao đời sống nhân dân2. Đến năm 2016, Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng đã xác định các mục tiêu phát triền bền vững trong Chương trình nghị sự 2030 là một thành tố quan trọng của nhiệm vụ đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đa hóa đất nước.

Bên cạnh đó, các yếu kém trong quản lý xã hội và phát triển xã hội cũng đã được chỉ rõ cả ở phương diện tư duy nhận thức: “Chưa nhận thức đầy đủ vai trò, tầm quan trọng của việc giải quyết các vấn đề xã hội, của mô hình, phương thức phát triển xã hội, quản lý phát triển xã hội trong các chiến lược phát triển” và phương diện: hành động cụ thể: “Sự phát triển các lĩnh vực, các vùng, miền thiếu đồng bộ. Việc giải quyết một số vấn đề xã hội chưa hiệu quả; mục tiêu xây dựng quan hệ hài hòa giữa các lĩnh vực, ngành nghề, vùng, miền chưa đạt yêu cầu; giảm nghèo chưa bền vững, chênh lệch giàu - nghèo và bất bình đẳng có xu hướng gia tăng. Nhiều lĩnh vực của phát triển bền vững chưa được nghiên cứu đầy đủ. Quản lý phát trin xã hội chưa xác định rõ định hướng và những nhiệm vụ mang tính tồng thể, đồng bộ, liên vùng, liên ngành, liên lĩnh vực, còn bị chia cắt theo địa giói hành chính, lĩnh vực quản lý. Hệ thống chính sách, pháp luật chưa đồng bộ. Chưa thể chế hóa và chưa có sự quản lý thống nhất ở cấp vĩ mô về phát triển xã hội bền vững. Hệ thống văn bản pháp lý về phát triển của từng ngành, địa phương chưa đồng bộ, thiếu nhất quán; nhiều kế hoạch phát triển cùa từng lĩnh vực, địa phương chưa chú ý đúng mức đến phát triển xã hội bền vững của vùng, liên vùng và quốc gia”.

Khái niệm “quản lý phát triển xã hội” lần đầu tiên được đưa văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, th hiện cách tiếp cận mới trong quản trị đất nước. Điều này xuất phát từ nhu cầu quản lý phát triển xã hội chưa đồng bộ với quản lý phát triển các phân hệ - lĩnh vực khác của đời sống; xuất phát từ tính đăc thù của lĩnh vực xã hội không hoàn toàn áp dụng các phương pháp quản lý hành chính, hay tuân theo quy luật của thị trường đầy đủ, mà bị chi phối rất lớn của các thể chế phi chính thức. Quản lý phát triển xã hội là một cấu trúc đa dạng, ở chiều cạnh này có khi bị điều chỉnh bởi thề chế chính thức, còn ở chiều cạnh khác lại chịu điều chỉnh các thể chế phi chính thức; có chiều cạnh mang nội dung kinh tế chiu điều chỉnh bởi quan hệ thị trường không đầy đủ, nhưng nội dung khác lại mang tính phi kinh tế chịu điều chỉnh bởi giá trị văn hóa, đạo đức .

Chủ thể quản lý phát triển xã hội rất đa dạng, gồm: Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, các tổ chức xã hội, tổ chức cộng đồng và nhân dân. Trong đó, Nhà nước là chủ thể quan trọng, có trách nhiệm hoạch định thể chế, chiến lược, kế hoạch cho phát triển xã hội; bảo đảm cho mọi thành viên xã hội bình đẳng trong tiếp cận nguồn lực và phát huy cao nhất năng lực của minh; điều tiết các mất cân đối do thị trường tạo ra; trực tiếp chăm lo và dẫn dắt ở những khâu mà thị trường không làm; hỗ trợ phát triển các đối tượng, cộng đồng, vùng, miền thua thiệt về cơ hội phát triển; khuyến khích tư nhân và cộng đồng tham gia phát triển xã hội dưới nhiều hình thức khác nhau. Các tổ chức chính trị-xã hội, nghề nghiệp và tổ chức xã hội, tổ chức cộng đồng đa dạng khác là chủ thể nòng cốt của quản lý phát triển xã hội. Nhân dân là chủ thể quyết định của quản lý phát triển xã hội. Đối tác của các chủ thể quản lý phát triển xã hội là doanh nghiệp, các tổ chức cung ứng vụ xã hội và gia đình1.

Về phương thức, quản lý phát triển xã hội rất đa dạng, linh hoạt, phù hợp với nhu cầu, mục tiêu và thực tiễn của quản lý xã hôi Do tính đa dạng của chủ thể và đối tác tham gia đã dẫn tới sự đa dạng hóa nguồn lực tài chính cho quản lý phát triển xã hội. Từ sự đa dạng hóa chủ thể, đối tác tham dự và nguồn lực tài chính tất yếu phải đa dạng hóa phương thức tổ chức quản lý phát triển xã hội.

Về nội dung, bản chất của quản lý phát triển xã hội phải thật sự bảo đảm phát triển chất lượng cuộc sống của nhân dân; coi nhân dân là chủ thể phát triển xã hội và quyền làm chủ đó được tôn trọng và bảo vệ; gia đình là tế bào xã hội phải hòa thuận, cộng đồng hài hòa; môi trường xã hội an toàn, lành mạnh; con người phát triển toàn diện, có cơ hội cống hiến và hưởng thụ thành quả của sự phát triển

Về mục tiêu, quản lý phát triển xã hội phải thể hiện được tinh thần tự đổi mới, tự hoàn thiện, củng cố, phát triển; theo dõi biến đổi cấu trúc giai tầng xã hội để điều chỉnh; tạo sự đồng thuận xã hội thông qua giải pháp đối thoại, thương lượng; dân chủ hóa; tăng cường kỷ cương pháp luật; đề cao trách nhiệm của nhân dân là chù thể phát triển xã hội, là nền tảng để thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

Về chức năng, quản lý phát triển xã hội bao gồm năm chức năng quản lý, đó là: hoạch định, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra và điều chỉnh.

Như vậy, quản lý phát triển ở Việt Nam đã được nhận thức và thực hiện rất tốt, đúng theo nhận thức và hành động chung của thế giới. Hiện nay quản lý xã hội ở Việt Nam đã thực sự mang lại cơm no áo ấm và hạnh phúc cho toàn dân, làm cho thế và lực, uy tín trên trường quốc tế của đất nước ngày càng nâng cao.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét