Cũng giống như trong tự
nhiên, mọi xã hội không ngừng biến đổi. Sự ổn định của xã hội chỉ là sự ổn định
của bề ngoài, còn thực tế nó không ngừng thay đổi bên trong bản thân nó. Bât cứ xã hội nào, cho dù nó có bảo thủ và cổ
truyền đến đâu cũng luôn biến đổi. Sự biến đổi trong xã hội hiện đại ngày càng
rõ hơn, nhanh hơn, đa dạng, phức tạp hơn.
Biến đổi xã hội là quá trình xã hội trong đó các yếu tố cấu thành xã hội
và cả hệ thống xã hội thay đổi từ trạng thái này sang trạng thái khác[1].
Như vậy,
biến đổi xã hội là hiện tượng phổ biến. Bất kỳ một sự thay đổi nào ở thành
phần và cấu trúc của xã hội đều được gọi là biến đổi xã hội. Biến đổi xã hội
diễn ra ở quy mô, cấu trúc và thành phần của xã hội như nhóm xã hội, vị thế xã
hội, văn hóa, mạng lưới xã hội và toàn bộ hệ thống xã hội mà các yếu tố này tạo
nên. Cùng với chiều cạnh cấu trúc-hệ thống xã hội còn có chiều cạnh thời gian:
bất kỳ sự biến đổi nào cũng diễn ra
trong khung thời gian nhất định và có thể là tạm thời, ngắn gọn hoặc bền vững lâu dài.
Sự biến đổi xã hội có thể
diễn ra một cách tuần tự, từ từ theo quy luật tiến hóa hoặc diễn ra một cách
mạnh mẽ, đột ngột dưới tác động của các cuộc cách mạng xã hội. Sự biến đổi có
thể theo chiều hướng tiến bộ, với đặc trưng là trạng thái tiếp theo đạt tới mức
hoàn thiện cáo hơn trạng thái trước đó. Cũng có thể biến đổi xã hội theo chiều
hướng suy thoái, với biểu hiện là trạng thái tiếp theo kém hơn trạng thái trước
đó[2].
Biến đổi xã hội là hiện
tượng phổ biến, nhưng nó diễn ra không giống nhau giữa các xã hội. Biến chuyển
xã hội có một số đặc trưng như sau: (i) Diễn ra trong những môi trường, các
không gian xã hội khác nhau; (ii) Tốc độ và tính chất khác nhau; (iii) Biến đổi
xã hội cũng diễn ra trên nhiều phương diện khác nhau; (iv) Vừa có tính tự giác,
nhưng cũng mang tính phi kế hoạch, có những biến đổi người ta lường trước,
nhưng có những thay đối con người không thể lường được; (v) Biến đổi xã hội vừa
mang kết quả tốt, nhưng cũng mang lại nhiều hậu quả xấu; (vi) Có những biến đổi
diễn ra trong thời gian ngắn, nhưng cũng có những biến đổi xã hội diễn ra thời
gian rất lâu
Ba cấp độ biến đổi xã hội
là biến đổi vĩ mô; biến đổi xã hội trung mô; biến đổi vi mô. Biến đổi xã hội ở
cấp độ vi mô thể hiện rõ nhất là biến đổi nhận thức, thái độ và hành vi của cá
nhân và các nhóm nhỏ. Biến đổi xã hội ở cấp độ trung mô thể hiện rõ nhất là sự
biến đổi mô hình tổ chức, cấu trúc tổ chức, chức năng vai trò của tổ chức. Sự
biến đổi xã hội ở cấp độ vĩ mô thể hiện rõ nhất là biến đổi của hệ thống cấu
trúc xã hội, ví dụ từ truyền thống sang hiện đại, từ nông nghiệp sang công
nghiệp . Biến đổi xã hội không song hành, thuận chiều và đồng nhất tự nhiên với
phát triển và tiến bộ. Biến đổi xã hội vừa bao hàm những biến đổi nội tại của
lĩnh vực xã hội, của từng yếu tố cấu thành lĩnh vực này lại vừa bao hàm, phản
ánh những biến đổi với tư cách là hệ quả xã hội từ những biến đổi ngoài lĩnh
vực xã hội, của kinh tế, chính trị văn hóa và môi trường tác động vào con
người, vào các quan hệ và cấu trúc xã hội. Và, những biến đổi trong các lĩnh
vực này không phải là tương dung mà trong không ít trường họp lại mâu thuân với
nhau. Rõ nhất là kinh tế tăng trưởng và có những biên đổi tích cực nhưng không
tự động dẫn tới những biến đổi xã hội tích cực tương ứng.
Các khía cạnh trong biến
đổi xã hội bao gồm: (i) Biến đổi về dân số, (ii) Biến đổi về môi trường, (iii)
Biến đổi vê chính trị, (iv) Biến đổi về kinh tế, (v) Biến đổi về tư tưởng, (vi)
Biến đổi về văn hóa và tôn giáo, (vii) Biến đổi về công nghệ và kỹ thuật.
Qúa trình biến đổi xã hội
là quá trình chịu sự tác động bởi nhiều yếu tố, trong đó hoạt động quản lý xã hội đóng vai trò đặc biệt quan
trọng. Điều này thể hiện ở chỗ, hệ thống lý thuyết về phát triển kinh tế, chính
trị, văn hóa, xã hội và môi trường tạo nên mô hình bền vững, hài hòa cho sự
biển đổi xã hội; hệ thống chủ trương, chính sách, pháp luật về phát triển kinh
tế, chính trị, văn hóa, xã hội và môi trường bảo đảm những điều kiện cụ thể cho
sự biến đổi xã hội; đội ngũ những con người thực hiện các chủ trương, chính
sách, pháp luật về phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và môi trường
bảo đảm những điều kiện thực hiện sự cam kết của xã hội cho biến đổi xã hội; hệ
thống thể chế, thiết chế xã hội kiểm soát việc thực hiện các quá trình biến đổi
xã hội... Đây là những điều kiện ràng buộc đối với việc thực hiện các điều kiện
biến đổi xã hội vì con người, vì sự tiến bộ. Nhận diện những biến đổi xã hội,
tức là xem xét nội dung, nguyên nhân, quy mô, xu hướng và tính phức tạp của
những biến đổi đó một cách cụ thể.
Biến đổi xã hội ở Việt Nam
là một quá trinh “biến đổi kép”, không chỉ là chuyển đổi từ nền văn minh nông
nghiệp cổ truyền sang nền văn minh công nghiệp và hiện đại mà đồng thời còn là
sự chuyển đổi từ cơ chế quản lý kế hoạch hóa tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường, có sự điều tiết của Nhà nước1.
Nghiên cứu biến đổi xã hội ở Việt Nam qua hơn 30 năm vừa qua là nghiên cứu
những biến đổi xã hội gắn liền với tiến trình đổi mới đất nước. Biến đổi xã hội
ở Việt Nam vừa chịu sự tác động to lớn của lực hút và lực đẩy của bối cảnh kinh
tế, chính trị, văn hóa xã hội trong nước và trên thế giới; của truyền thống và
hội nhập quốc tế; của quy luật phát triển không đều giữa các vùng miền, giai
tầng xã hội, lĩnh vực; đặc biệt là định hướng xã hội chủ nghĩa chưa có tiền
lệ... Trong đó có thể dễ dàng nhận diện biến đổi xã hội trên các chiều cạnh:
Biến đổi cấu trúc xã hội; biến đổi phân tầng xã hội; biến đổi thiết chế xã
hội/thể chế xã hội; biến đổi quan hệ xã hội; biến đổi hệ thống giá trị, chuẩn
mực xã hội; biến đổi nhu cầu lợi ích; biến đổi tâm lý xã hội, mô hình hành vi
và lối sống; biến đổi cấu trúc lao động; biến đổi hệ thống phúc lợi xã hội và
mạng lưới an sinh xã hội là những biến đổi xã hội điển hình nhất ở Việt Nam
trong đổi mới. Đặc biệt, trong cấu trúc xã hội đã và đang biến đổi mạnh mẽ, với
sự xuất hiện của các giai tầng xã hội mới. Hiện nay, cấu trúc giai tầng xã hội
ở Việt Nam được xác định, bao gồm: (i) công nhân; (ii) nông dân; (iii) tri
thức; (iv) doanh nhân; (v) thanh niên; (vi) phụ nữ; (vii) quân đội; (viii)
người cao tuổi; (ix) người về hưu; (x) tôn giáo; (xi) dân tộc (các tộc người
thiểu số); (xii) công chức, viên chức; (xiii) người Việt Nam ở nước ngoài.
Có thể hiểu quản lý biến
đổi xã hội là việc sử dụng hệ thống giá trị chuẩn mực xã hội, chính sách và các
thể chế, thiết chế xã hội, thông qua đó các chủ thể tham gia vào hoạt động quản
lý biến đổi xã hội.
Quá trình này diễn ra
trong môi trường tương tác xã hội giữa chủ thể thuộc hệ thống chính trị và khu
vực bên ngoài hệ thông chính trị. Chẳng hạn, nhà nước ban hành các quy tắc, quy
định cho biến đổi xã hội; trong khi xã hội xác định rõ lợi ích và hành động tập
thể để thúc đẩy biến đổi xã hội theo hướng tích cực. Như vậy, quản lý biến đổi
xã hội là đem những tác động của thể chế chính sách, của các nhân tố điều kiện
vào đối tượng sao cho đủ sức kích thích tích cực, phát triển đồng thời ngăn
chặn hoặc ít ra cũng làm giảm thiểu mặt tiêu cực, thoái triển.
Ngày nay quá trình hiện
đại hóa là xu hướng thống lĩnh xã hội đã và đang làm thay đổi thang bậc giá
trị, chuẩn mực trong xã hội, nhiều giá trị và quy tắc được định hướng và xác
lập trong quá khứ nhưng không còn được chấp nhận trong thòi kỳ hiện đại và ngược
lại. Xã hội Việt Nam đang diễn ra quá trình biến đổi xã hội nhanh chóng và sự
vận động phức tạp khó lường. Điều này đặt ra yêu cầu phải chuyển đổi mô hình,
phương thức quản lý xã hội từ truyền thống sang hiện đại. Để đảm bảo sự biến
đổi đúng định hướng cần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước
và sự tham gia của mọi giai tầng xã hội một cách chủ động, sáng tạo, dựa trên nền
tảng tri thức khoa học và nhìn thẳng vào sự thật xã hội. Có thể dễ nhận thấy ở
cấp độ vi mô, có nhiều biến đổi tích cực hơn là ở cấp độ trung và vĩ mô; biến
đổi xã hội ở tầm ngắn hạn có nhiều biểu hiện tích cực hơn là nhìn biến đổi xã
hội trong chiều canh dài hạn; so sánh sự biến đổi xã hội trước năm 1986 so với
giai đoạn hiện nay có nhiều thay đổi nhanh chóng, tích cực nhưng so với yêu cầu
của thực tiễn và so với các quốc gia có cùng điều kiện tương tự thì chúng ta
lại thấy sự biến đổi xã hội ờ Việt Nam hiện nay đang đặt ra rất nhiều vấn đề.
Thực tiễn đó đặt ra yêu cầu phải tăng cường các hoạt động quản lý biến đổi xã
hội.
Để tăng cường tính chủ
động, hiệu quả và hiệu lực của quản lý biến đổi xã hội ở Việt Nam hiện nay, cần
chú ý thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:
Một là, hoạch định và thực hiện chính sách phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước phải hết sức chú ý tới vấn đề biến đổi xã
hội, hướng tới quản lý biến đổi xã hội.
Do biến đổi xã hội luôn có
tầm quan trọng chiến lược, làm thay đổi nhận thức từ chủ thể lãnh đạo, quản lý,
có thẩm quyền ra các quyết sách, đường lối và chính sách. Biến đổi xã hội có ý
nghĩa sâu xa và to lớn hơn, ở chỗ, mọi chính sách phải hướng tới phục vụ lợi
ích và phát triển các tiểm năng sáng tạo của con người, coi con người là mục
tiêu và động lực của đổi mói và phát triển, do đó con người trở thành tiêu điểm
của mọi chính sách. Vì vậy, trong hoạt động quản lý biến đổi xã hội cần chú
trọng tới lợi ích vả nhu cầu của xã hội. Tức là chú trọng tới nhân tố quan
trọng hàng đầu của lực lượng sản xuất và của phát triển xã hội nói chung. Muốn
vậy, trước hết cần phải có sự thay đổi trong nhận thức việc hoạch định đường
lối của Đảng, xây dựng và điều chỉnh chính sách, luật pháp, cơ chế quản lý của
Nhà nước phải hướng tới phát triển, theo đuổi mục tiêu phát triển bền vững.
Hai là, quản lý biến đổi xã hội được thực hiện đồng bộ bởi hệ thống chính trị và
bên ngoài hệ thống chính trị. Muốn hoạt động quản lý biến đổi xã hội tốt cần
đảm bảo các yêu cầu: (i)Tầm nhìn; (il) Những giá trị côt lõi (mục tiêu); (iii) Hành động và chương trình hành
động; (iv) Chủ thể tổ chức thực hiện; (v) Lực lượng xã hội tham gia (đó là cộng
đồng xã hội); (vi) Những điều kiện thúc đẩy hỗ trợ phát triển; (vii) Hiệu ứng
xã hội, hiệu quả, kết quả để thụ hưởng, để tiếp tục tái sinh sự phát triển theo
hướng tiên bộ, tích cực[3].
Ba là, đẩy mạnh việc hoàn thiện các công cụ quản lý biến đổi xã hội phù hợp với
đối tượng chịu sự tác động của biến đổi xã hội. Công cụ tác động tới quản lý
biến đổi xã hội là thể chế, thiết chế, chính sách...Còn đối tượng tiếp nhận
biến đổi, hoặc được thụ hưởng lợi ích từ những biến đổi xã hội tích cực hoặc
phải chịu những thiệt hại từ những biến đổi xã hội tiêu cực là con người, nhóm
xã hội, cộng đồng hoặc toàn bộ xã hội. Một yêu cầu đặt ra để xử lý tốt mối quan
hệ này là cần xem xét những biến đổi xã hội từ phương diện con người - hoạt
động và chính sách là xem xét sự vận động, tác động qua lại giữa chủ thể - đối
tượng và đối tượng - chủ thể . Trên cơ sở đó, tập trung vào xây dựng khuôn khổ
pháp lý để bảo vệ quyền của các nhóm xã hội; phát triển khuôn khổ pháp lý; thúc
đẩy tiếng nói và trách nhiệm giải trình; tiếp cận công lý, bảo trợ xã hội, phát
triển ngành; phân tâng xã hội, cơ động xã hội, di chuyển dân cư, dịch chuyển
lao động.
Bổn là, biến đổi xã hội theo nghĩa lành mạnh, tích cực không thể không diễn ra
tự phát mà phải được chủ động kiến tạo và phải thực sự là đối tượng của quản lý
xã hội. Vì vậy, quản lý biến đổi xã hội cần được thực hiện thông qua hệ thống
kiểm soát biến đổi xã hội trên tất cả các cấp độ, lĩnh vực; quản lý sự biến đổi
xã hội ở từng thành phần của hệ thống xã hội và mổi quan hệ giữa các thành
phân; trong điêu kiện bình thường và không bình thường. Cụ thể, hệ thông kiểm
soát biến đổi xã hội bao gồm: hệ thống kiểm soát biên đổi dân số, biến đổi môi
trường tự nhiên, biến đổi về chính trị, kinh tế, tư tưởng, văn háa, công nghệ
và kỹ thuật, tôn giáo...
Năm là, quản lý biến đổi xã hội là một đòi hỏi tất yếu khách quan, nhằm đưa sự biến đổi xã hội đi vào quỹ đạo tiến bộ xã hội, tích cực, công
bằng. Trong đó con người được giải phóng được phát triển
toàn diện. Trình độ quản lý biến đổi xã hội phản ánh trình độ phát triển xã hội của một quốc gia dân tộc. Do
đó, phải quản lý biến đổi xã hội dựa trên nguyên tắc vì con người, vì sự phát
triển xã hội hài hòa, bền vững.
Tóm lại, biến đổi xã hội ở
Việt Nam sẽ vận động theo hướng tích cực nếu như được hiện thực hóa thành công
những điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị và môi trường. Đông thời,
tạo ra được một cơ chế dân chủ
để mọi chủ thể trong xã hội có thể
tham gia kiểm soát được quá trình biến đổi xã hội, xây dựng hệ thống tiêu chí
khách quan và toàn diện trong đánh giá biển đổi xã hội. Biến đổi xã hội chỉ
diễn ra theo hướng tích cực nếu như thực hiện được tính toàn diện và tính đồng
bộ, do lực lượng xã hội tiến bộ tác động, cùng với những điều kiện tích cực cho
sự phát triển.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét