SỰ
THẬT VỀ GÓP Ý VÀO VĂN KIỆN ĐẠI HỘI LẦN THỨ XIII CỦA ĐẢNG
CỦA NHỮNG
KẺ “NHÀN VI CƯ BẤT THIỆN”
Chẳng biết trong kho tàng
văn học dân gian Việt Nam, câu thành ngữ “Nhàn
vi cư bất thiện” xuất hiện từ khi nào, song mỗi khi nhắc đến câu này thì ai
cũng hiểu. Cụ thể, câu này có nghĩa là với bất kỳ ai, nếu cứ ăn rồi ngồi chơi ở
nhà sẽ gây ra những điều không tốt đẹp. Nói cách khác là nếu một khi bạn không
có việc gì làm sẽ dễ sinh ra những hành động xấu, hoặc có thể hiểu là bạn đã
sống nhàn hạ lâu ngày không có việc gì để làm sẽ dễ sinh ra những thói quen
xấu, hành động không đúng chuẩn mực… Và từ
những hành động sai trái đó sẽ dẫn đến những hệ lụy không thể tưởng tượng được
cho xã hội. Với ai thì chưa biết như thế nào, song với Nguyễn Đình Cống thì câu
thành ngữ trên chẳng hề sai một chút nào. Bởi gần đây, trên mạng xã hội đã có
không ít người gọi ông ta là lão già “nhàn cư vi bất thiện”. Vậy Nguyễn Đình
Cống là ai mà để thiên hạ khinh khi đến vậy?
Nguyễn Đình Cống sinh năm 1937, nghỉ hưu năm 1999. Năm
1985, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam tại Đảng bộ Trường đại học
Xây dựng. Ông là một trong những kỹ sư đầu tiên ở Việt Nam chuyên nghiên cứu về
bê tông và các lĩnh vực khác trong xây dựng. Được sinh ra và lớn lên dưới mái
trường xã hội chủ nghĩa, những năm đất nước còn khó khăn, trong khi lớp lớp
thanh niên đều ra chiến trường, với biết bao hy sinh xương máu, không tiếc thân
mình vì sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, thì Nguyễn Đình
Cống được Đảng, Nhà nước ưu ái tạo điều kiện cho đi ăn học ở Liên Xô. Trong
suốt những năm công tác trong ngành xây dựng, ông ta đã có nhiều đóng góp cho
việc nghiên cứu, giảng dạy, đào tạo trong lĩnh vực xây dựng tại Trường đại học
Xây dựng. Thế nhưng sau khi về hưu, ông đã có những bài viết trên trang cá nhân
núp dưới cái bóng là phản biện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước để chỉ trích những điều mà ông cho là sai lầm của Chủ
nghĩa Mác - Lênin. Chưa hết, thời gian gần đây, ông ta còn ngông cuồng viết bài
kêu gọi thực hiện đa nguyên, đa đảng và dân chủ kiểu phương Tây. Thậm chí, ông
ta còn ngang nhiên công khai đưa ra những quan điểm sai trái, xuyên tạc, phản
động, chống đối Đảng và Nhà nước.
Lý do vì đâu mà ông ta không an phận với những gì
Đảng, Nhà nước đã ưu ái mà quay ra phản bội lại lý tưởng một thời mình theo
đuổi, phản bội lại chính tổ chức đã nuôi dưỡng và trao cho ông ta tất cả vinh
quang trong cuộc đời. Câu trả lời là chính sự suy thoái về nhận thức đã dẫn đến
“tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong chính con người ông ta. Bên cạnh đó, vì
những ích kỷ cá nhân và cả sự xúi giục của những kẻ xấu đã dẫn ông ta tới chỗ
làm những điều hại nước, hại dân;… phản bội lại chính bản thân mình. Việc ông
ta cố tình “công khai tuyên bố” rời bỏ lý tưởng mà mấy chục năm phấn đấu là
việc riêng của cá nhân và rất nhiều người, trong đó có không ít học trò cũ
không cần quan tâm. Nhưng việc ông ta ngang nhiên công khai đưa ra những quan
điểm sai trái, xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước thì đó là một tội lỗi còn
trên cả sự tha hóa, suy thoái của cá nhân. Bởi đó là thái độ, là hành vi vong
ơn, bội nghĩa đối với đất nước, dân tộc, với chế độ xã hội chủ nghĩa và hoàn
toàn trái với đạo lý, truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta “ăn quả nhớ người
trồng cây”. Điều đáng giận hơn là Nguyễn Đình Cống đã nối giáo cho những kẻ
phản động để chống phá Tổ quốc.
Bằng chứng là mới đây, trên facebook của mình, ông ta
khoe rằng: “Dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt
Nam đến nay còn là tài liệu mật, nhưng vô tình tôi có được một bộ và thế là tôi
viết bài phản biện”. Trong khi đó, các tiểu ban phục vụ đại hội vẫn đang họp,
thảo luận để tham gia xây dựng từng phần nội dung dự thảo, không hiểu ở đâu mà
ông ta lại có được bản hoàn chỉnh “Dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội XIII
của Đảng Cộng sản Việt Nam” để đem ra khoe rồi nói nhăng, nói cuội? Không những
lố bịch và khôi hài như thế, mà ông ta còn thể hiện rõ sự thiếu hiểu biết về
công tác đảng. Bằng chứng là ông ta đã thể hiện trên facebook của mình rằng:
phần mở đầu báo cáo viết: “Đại hội XIII có ý nghĩa đặc biệt quan trọng”. Và ông
ta đã lộng ngôn đưa ra nhận định: “Ý này thừa. Thừa vì ai chẳng biết Đại hội
Đảng lần nào mà chẳng quan trọng. Lần này “đặc biệt quan trọng”, nó đặc biệt ở
chỗ nào? Có cái gì động trời sắp xảy ra chăng”? Chưa hết, ông ta còn cho rằng:
Trong Báo cáo viết… “Đại hội có nhiệm vụ kiểm điểm việc thực hiện Nghị quyết
Đại hội XII”. Và ông ta cho rằng ý này hoặc thừa hoặc thiếu, thừa vì đại hội
nào mà chẳng kiểm điểm... việc này mọi người đều biết rõ”…
Sau khi phản bác tất cả phần chủ đề, phương châm của
đại hội trong cái gọi là “Dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội XIII Đảng
Cộng sản Việt Nam”, ông ta xoay sang phân tích chữ nghĩa theo kiểu dạy ngữ pháp
cho học trò phổ thông. Bằng chứng là về nội dung “Xây dựng, chỉnh đốn Đảng và
hệ thống chính trị”, ông ta đã lý sự cùn như sau: “Xây dựng là làm ra cái gì đó
trước chưa có. Chỉnh đốn là sửa sang, sắp đặt lại thứ đã có. Mấy từ “trong
sạch, vững mạnh” đóng vai trò ngữ pháp như thế nào? Phải chăng nó là tính từ bổ
nghĩa cho hệ thống chính trị? Vấn đề ở đây là không phải xây dựng hệ thống từ
đầu mà hệ thống có sẵn nhưng chưa được trong sạch, chưa được vững mạnh… có thể
hiểu là một hệ thống khác với hệ thống đang tồn tại”… Về ý “đẩy mạnh đổi mới,
sáng tạo”, từ sáng tạo ở đây đóng vai trò ngữ pháp nào? Nó làm danh từ bổ ngữ
cho động từ đổi mới hay làm trạng từ? Ý này chứng tỏ tư duy mơ hồ. Người ta
nghiện từ đổi mới, nên dùng nó bừa bãi…”.
Lịch sử 90 năm của Đảng đã chứng minh: Sau mỗi kỳ đại
hội, cách mạng Việt Nam tiếp tục tiến lên, giành thắng lợi mới, đất nước tiếp
tục phát triển, đời sống nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc. Và trong bối cảnh
cả thế giới đang lao đao vì đại dịch Covid-19, nhưng Ngân hàng Thế giới (WB)
vẫn cho rằng: Việt Nam sẽ là một trong những nền kinh tế sôi động nhất thế
giới. Cũng theo WB, Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng GDP trung bình nhanh nhất
thế giới và sẽ là nền kinh tế lớn thứ 30 toàn cầu vào năm 2030. Việt Nam cũng
là quốc gia có tốc độ tăng tài sản nhanh nhất 210% và xóa đói giảm nghèo thành
công nhất, từ 57% năm 1990 đến năm 2019 chỉ còn dưới 4%. Việt Nam cũng được
đánh giá là quốc gia an toàn nhất thế giới 5 năm liên tục, là đất nước không có
khủng bố thứ 1 thế giới, xếp thứ 5 trong số các quốc gia hạnh phúc nhất thế
giới.
Nếu văn kiện đại hội của Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ là
“tư duy mơ hồ, sự dối trá, bịa đặt, ảo tưởng, giáo điều”… như ông ta nói thì
đất nước có đạt được những thành tựu như ngày hôm nay không? Đến đây đã rõ động
cơ thật sự của cái gọi là “phản biện”, “góp ý” của ông ta chỉ là bức màn che
đậy cho âm mưu thâm độc là chọc ngoáy, chống phá rồi đi đến bác bỏ các chủ
trương, đường lối, vai trò và sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét