Chủ Nhật, 11 tháng 10, 2020

TÍNH ƯU VIỆT TRONG QUẢN LÝ XÃ HỘI Ở VIỆT NAM

 


Quản lý xã hội là sự tác động có định hướng, có tổ chức của các chủ thể   nhà nước và xã hội đến các lĩnh vực của đời sống xã hội nhằm mục tiêu phát  triển xã hội hài hòa và bền vững.

 Quản lý xã hội về bản chất là hoạt động quản lý, có chức năng định hướng, điều chỉnh các hành vi, hoạt động của các thành phần xã hội và toàn xã hội nhằm đảm bảo phát triển bao trùm, bền vững. Ngoại diên của khái niệm  quản lý xã hội nhỏ hơn so với phạm vi của quản lý nói chung. Nếu cả xã hội được chia ra thành 3 bộ phận: Bộ phận chính trị, bộ phận kinh tế và bộ phận xã hội, thì quản lý xã hội chủ yếu đề cập đến việc quản lý lĩnh vực xã hội của hoạt động xã hội.

 Chủ thể quản lý: Quản lý xã hội được thực hiện bởi nhiều chủ thể khác nhau, trong đó Nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Một mặt, Nhà nước trực tiếp thực hiện các hoạt động quản lý theo thẩm quyền, chức năng của mình; mặt khác, kiến tạo môi trường, thể chế để các chủ thể khác (mà chủ yếu là các đoàn thể, các tổ chức xã hội khác nhau, các cá nhân và doanh nghiệp) chủ động tham gia quản lý xã hội. Các mối quan hệ quản lý giữa các cơ quan quản lý đa cấp, đa dạng có thể khác nhau trong các khu vực khác nhau.; Ví dụ, một tổ chức trong trường hợp này là chủ thể quản lý, nhưng trong trường hợp khác là đối tượng bị quản lý.

 Khách thể quản lý: là con người, cộng đồng, các quan hệ xã hội, hoạt động xã hội, cấu trúc xã hội, chức năng xã hội

 Phương tiện quản lý: Phương tiện cơ bản của hệ thống quản lý xã hội bao gồm các chuẩn mực xã hội, không chỉ là các chuẩn mực cứng như luật, lệ, quy định, chính sách mà còn cả các chuẩn mực mềm như đạo đức, giá trị. Đối với Đảng và Nhà nước thì pháp luật, quy định, chính sách là những phương tiện chính yếu của quản lý xã hội; tuy nhiên cũng không nên bỏ qua các chuẩn mực mềm.

 Mục đích và nhiệm vụ: Quản lý xã hội có rất nhiều mục tiêu và nhiệm vụ khác nhau, đó là: duy trì trật tự xã hội, điều chỉnh hành vi xã hội, thúc đẩy sự hài hòa xã hội và giải quyết các xung đột xã hội, giải quyết các vấn đề xã hội, đối phó với rủi ro xã hội và làm giảm các mâu thuẫn xã hội, kiểm soát xung đột xã hội, làm cầu nối giữa các khác biệt xã hội.. .Trong số đó, giải quyêt xung đột xã hội và duy trì trật tự xã hội là mục tiêu và nhiệm vụ bao trùm của quản lý xã hội.

 Thiết chế xã hội trong quản lý xã hội: Chính trị, kinh tế, pháp luật, gia đình, văn hóa, giáo dục, tôn giáo, truyền thông, dư luận xã hội.

 Quá trình quản lý xã hội bao gồm các hoạt động: Thiết lập các tiêu chuẩn, các chỉ báo của quản lý xã hội; Phân loại các vấn đề của quản lý xã hội; Áp dụng phương pháp quản lý khoa học giải quyết vấn đề; Lập kế hoạch về việc thực hiện nhiệm vụ quản lý xã hội; Dự báo xu hướng vận động phát triển của xã hội.

Theo như phân tích ở trên, quản lý xã hội XHCN ở Việt Nam cũng thực hiện theo đúng tính chất, nội dung chung của quản lý xã hội, tuy nhiên quản lý xã hội ở Việt Nam mang đậm bản chất quản lý xã hội của chế độ xã hội chủ nghĩa- chế độ của dân, do dân, vì dân, mục tiêu trong quản lý xã hội tất cả vì hạnh phúc của nhân dân. Đây là mục tiêu ngàn đời nay các thế hệ ông cha hằng mong ước. Chính vì vậy, trong quản lý xã hội ỏ Việt Nam luôn lấy mục tiêu chung là tất cả vì con người, coi con người là trung tâm của sự phát triển; lấy sự phát triển bền vững con người thành trục chủ đạo của mọi hoạt động của đời sống xã hội. Từ quan điểm trên cho nên hiện nay thế và lực của đất nước đang trên đà lớn mạnh. Dân tin Đảng; Đảng hợp lòng dân. Đảng, dân cùng chung tay xây đắp cơ đồ. Có thể nói trong thời gian qua nhất là trong thời kỳ đổi mới, chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu rực rỡ, nhất là trên lĩnh vực kinh tế. Hiện nay mức sống của người dân không ngừng được nâng lên; chính trị, an ninh của đất nước ổn định; văn hóa xã hội ngày càng có bước phát triển uy tín của đát nước, trên trường quốc tế ngỳ càng cao. Đặc biệt qua chống dịch COVID- 19 từ đầu năm đến nay, uy tín của Việt Nam đang làm nức lòng bè bạn năm châu về quản lý xã hội trong phòng, chống dịch. Với một đất nước không lớn, tiềm lực và trình độ y học còn ở mức độ rất khiêm tốn, nhưng với một niềm tin vào sự nghiệp cách mạng; với lòng yêu nước, ý chí quyết tâm cao; và cao hơn cả là Đảng yêu dân, thương dân, không để ai bị bỏ lại phía sau, Việt Nam đã chống dịch thành công. Có được những thành tựu trên do nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân rất quan trọng là do chúng ta quản lý xã hội tốt. Đó là quản lý xã hội của chế độ xã hội chủ nghĩa, của một Đảng chân chính, lấy chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hành động.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét