Chủ Nhật, 11 tháng 10, 2020

Tu do tin nguong ton giao chinh dang cua nhan dan

   
        Những năm gần đây, bất cứ chủ trương, chính sách nào liên quan đến việc bảo đảm quyền tự do TNTG ở Việt Nam dù đang trong quá trình soạn thảo, lấy ý kiến nhân dân hay vừa được ban hành, cũng dễ bị nhìn bằng con mắt soi mói của những người thiếu thiện chí với Việt Nam, thậm chí trở thành “mảnh đất màu mỡ” cho các thế lực thù địch, phần tử bất mãn và những kẻ cơ hội “đội lốt” tôn giáo dễ bề “tung hoành” để chống phá cách mạng Việt Nam.
       Trung tuần tháng 9/2020 vừa qua, khi cơ quan Nhà nước lấy ý kiến của các tầng lớp nhân dân góp ý vào Dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực TNTG, một vài cơ quan báo chí nước ngoài thiếu thiện chí với Việt Nam và những “nhà đấu tranh vì dân chủ, nhân quyền” nhân cơ hội này đưa ra những ý kiến bình luận lệch lạc, sai trái, thậm chí có cái nhìn hằn học về tình hình tôn giáo ở nước ta. Không chỉ lặp lại những lời “lu loa” trắng trợn như: “Cộng sản Việt Nam chưa bao giờ từ bỏ thái độ thù địch với tôn giáo”, “Đảng cộng sản và Nhà nước Việt Nam đang kìm kẹp, trói tay các tôn giáo”, “Luật TNTG 2016 kiểm soát mọi yếu tố của các tôn giáo nhằm áp đặt cơ chế “xin-cho” bất công, phi lý và nghiệt ngã, ngõ hầu không chế toàn diện mọi giáo hội” (!), những kẻ chống phá còn “kêu gào” bác bỏ dự thảo nghị định xử phạt hành chính trong lĩnh vực TNTG với “lý sự” rằng: Nghị định này ra đời sẽ “dò xét, kiểm soát chặt chẽ mọi hoạt động của các tôn giáo” và “hạn chế các tôn giáo không chịu sự chi phối của Đảng, Nhà nước” (!).
       Cái “lý sự” trên xem ra không thuyết phục được dư luận chân chính vì tự thân nó đã thể hiện một thái độ hằn học, mà cũng không được đông đảo các tầng lớp giáo dân yêu nước chấp nhận bởi nó không phản ánh đúng tình hình tự do TNTG ở Việt Nam.        Luật Ban hành văn bản pháp luật của nước ta đã quy định, hệ thống văn bản pháp luật hiện nay bao gồm các văn bản quy phạm pháp luật ở nhiều cấp độ giá trị pháp lý khác nhau, do nhiều chủ thể ban hành theo luật định. Bất cứ bộ luật nào sau khi được Quốc hội thông qua, Chính phủ đều phải ban hành nghị định liên quan để cụ thể hóa những điều trong luật nhằm triển khai, áp dụng trong thực tiễn cuộc sống. Theo thông lệ, sau khi Luật TNTG được Kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XIV thông qua vào tháng 11-2016, Chính phủ đã xây dựng Dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực TNTG.
        Để thực hiện và bảo đảm quyền tự do TNTG của nhân dân theo Hiến pháp và pháp luật, căn cứ tình hình thực tiễn các hoạt động TNTG ở Việt Nam và nghiên cứu, tham khảo luật pháp quốc tế về vấn đề TNTG, những năm qua, Nhà nước ta luôn tạo điều kiện cho các công dân được bày tỏ niềm tin TNTG mà mình ngưỡng vọng, tôn thờ, đồng thời được thực hành giáo lý, giáo luật, nghi lễ tôn giáo theo đúng tinh thần “tốt đời, đẹp đạo”. Bên cạnh đó, chính quyền các địa phương cũng tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo tu bổ, xây dựng các cơ sở tôn giáo, như chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường và cấp giấy quyền sử dụng đất hợp pháp cho các cơ sở tôn giáo.
       Tuy nhiên, thời gian qua, trong khi đa số đồng bào tôn giáo luôn sống phúc âm trong lòng dân tộc, gắn bó hài hòa giữa việc đạo và việc đời, thì cũng có một bộ phận người dân theo đạo biểu hiện thái độ, hành vi ứng xử không phù hợp với cả giáo lý và pháp luật, đi ngược lại với mục tiêu chung của đất nước. Đáng tiếc, một bộ phận giáo dân nhẹ dạ cả tin bị một số phần tử quá khích lợi dụng vấn đề tự do tôn giáo và lợi dụng vấn đề ô nhiễm môi trường biển miền Trung do doanh nghiệp Formosa gây ra để kích động bà con tập tụ đông người trước công sở, gây mất an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Thậm chí có những kẻ công khai chống đối chính quyền, lôi kéo giáo dân đi “tuần hành, biểu tình” nhằm “đòi quyền lợi” nhưng thực chất là gây rối trật tự an toàn xã hội. Cá biệt có kẻ đã cố tình cản trở bà con thực hiện quyền, nghĩa vụ công dân và lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo để trục lợi. Những thái độ hành vi đó không chỉ làm phương hại đến an ninh trật tự, mà còn ảnh hưởng đến đạo đức cộng đồng, do vậy nhất thiết phải có chế tài xử lý theo luật định.
         Điểm 2, Điều 64, Luật TNTG 2016, quy định:  “Căn cứ quy định của Luật này và Luật xử lý vi phạm hành chính, Chính phủ quy định hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính; thẩm quyền xử phạt, mức phạt cụ thể và thẩm quyền lập biên bản đối với hành vi vi phạm hành chính; chế độ áp dụng các biện pháp xử lý hành chính trong lĩnh vực TNTG”.
       Như vậy, Quốc hội giao Chính phủ ban hành Nghị định xử phạt hành chính trong lĩnh vực TNTG là đúng trình tự, đúng thẩm quyền, chứ không phải là tự ý ban hành Dự thảo Nghị định xử phạt vi phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực TNTG như một số ý kiến đã bịa đặt. Cũng cần nhắc lại rằng, với ý đồ “xuyên tạc hóa” vấn đề, những người thiếu thiện chí, những kẻ cơ hội, bất mãn bao giờ cũng chỉ nhăm nhăm nhìn về một phía, tức là họ cố tình “khoét sâu” vào việc chính quyền sẽ tiến hành xử phạt đối với những hành vi lợi dụng tự do TNTG xâm phạm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, môi trường và đạo đức xã hội. Trong khi đó, Điều 65, Luật TNTG 2016 cũng quy định về việc xử lý cán bộ, công chức vi phạm pháp luật về TNTG cũng phải chịu các trách nhiệm pháp lý tương ứng với tính chất, mức độ vi phạm của mình. Nghĩa là, không chỉ công dân, giáo dân, mà bất cứ cán bộ, công chức nào vi phạm pháp luật về TNTG cũng bị xử lý nghiêm minh, bình đẳng trước pháp luật. Điều đó thêm một lần khẳng định ở Việt Nam, “luật pháp bất vị thân” là nguyên tắc tối thượng để thể hiện rõ sự công minh của nhà nước pháp quyền.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét