Thứ Tư, 3 tháng 6, 2020

Dân chủ hay dầu mỏ

Đối với những binh lính Mỹ hoặc Anh đã thương vong, hàng ngàn người Afghanistan đã chết thì cuộc chiến kéo dài 13 năm qua ở đất nước này đã chứng minh một điều: Trong thời đại bất ổn và đầy rẫy xung đột thì những tính toán chính trị chưa chắc đã là con đường tốt nhất dẫn đến hòa bình mà ngược lại sẽ tạo ra những vòng xoáy chiến tranh bất tận. Những cố gắng của NATO hay chính xác hơn là liên quân Anh-Mỹ trong việc biến đổi Afghanistan từ một quốc gia lạc hậu bởi sự xâu xé của bạo lực và chiến tranh thành ngọn cờ đầu của tự do và dân chủ ở Trung Đông dường như vẫn chưa đạt được. Đâu là nguyên nhân sâu xa dẫn đến cuộc chiến kéo dài 13 năm qua? Dân chủ hay dầu mỏ? Sự sụp đổ của Liên Xô năm 1991 mang lại cơ hội quá lớn cho Mỹ trong việc chiếm trọn các mỏ dầu khổng lồ ở biển Caspian. Những gì Mỹ và các tập đoàn năng lượng phương Tây cần là một đường ống vận chuyển dầu thô đi qua một quốc gia thân thiện để vận chuyển ra ngoài. Iran không phải là một lựa chọn, do đó Afghanistan là ứng viên khả thi nhất; với các đường ống dẫn đi qua Pakistan đến cảng Karachi trên bờ biển Ả Rập. Năm 1996, một phái đoàn của Taliban đến Houston, Texas để bàn thảo với các lãnh đạo của công ty dầu mỏ Unocal về đường ống dẫn dầu đi qua Afghanistan. Tổng giám đốc khi đó của Unocal không ai khác chính là George W. Bush, người sẽ đắc cử tổng thống Mỹ năm 2000. Mặc dù cai trị một đất nước mà phụ nữ bị ném đá đến chết vì tội ngoại tình, đàn ông bị tra tấn và chặt tay vì trộm cắp, âm nhạc và truyền hình bị cấm, và phụ nữ không được đến trường, nhưng những đại diện cấp cao của Taliban vẫn được tiếp đón trên thảm đỏ, ở khách sạn năm sao và thậm tặng vé VIP đến Disneyworld ở Florida. Tuy nhiên, chính quyền Mỹ sau đó cảm thấy không tin cậy những người này và kế hoạch bị xếp xó. Sự kiện 11-9 đến, và đó là cái cớ không thể thuyết phục hơn cho chính sách dầu mỏ của Mỹ xâm lược đất nước của các cựu đồng minh Taliban và Osama Bin Laden. 13 năm trôi qua, Afghanistan giờ đây vẫn là một trong những nước nghèo nhất, kém phát triển nhất và tham nhũng nhiều nhất thế giới. Chính phủ Kabul vẫn chưa hoàn toàn kiểm soát toàn bộ đất nước, phiến quân Taliban và khủng bố Al-Qaeda vẫn thoắt ẩn thoắt hiện ở những vùng hoang mạc xa xôi đe dọa an ninh của người dân. Người Mỹ cải tiến dân chủ: thất bại! Sau 13 năm dưới sự hiện diện quân sự của Mỹ và Anh, Afghanistan vẫn là một trong 3 quốc gia có tỉ lệ tham nhũng cao nhất thế giới. Cùng với đó là thất bại trong việc ngăn chặn ngành công nghiệp sản xuất Heroin khi ba phần tư lượng thuốc phiện trên thế giới được sản xuất ở Afghanistan. Ngày nay khi nhắc đến Afghanistan, đa số người phương Tây sẽ nghĩ đến một quốc gia thô sơ và lạc hậu, đầy rẫy tham nhũng cùng dân số mù chữ. Chính những quan niệm có phần sai lầm đã thúc đẩy sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế trong cuộc chiến chống khủng bố tại quốc gia này. Tuy nhiên, đã từng có một giai đoạn lịch sử khi Afghanistan đã cố gắng nâng cấp đất nước, giúp người dân thoát khỏi nghèo đói bằng cách thoát khỏi chế độ phong kiến nông nghiệp lạc hâu và phát triển kinh tế. Sự thất bại của nỗ lực đó là nguyên nhân trực tiếp khiến Anh và Mỹ phải nhúng tay vào Afghanistan 13 năm trước. Đồng thời nó cũng chứng minh sự can thiệp của chủ nghĩa đế quốc là một yếu tố gây bất ổn tiềm tàng. Chuyện không ngờ về đứa con bất hảo Năm 1978, cuộc đảo chính thành công của Đảng Dân chủ Nhân dân Afghanistan (PDPA) dẫn đến một chương trình cải cách xóa bỏ quyền lực phong kiến ​​ở nông thôn, đảm bảo tự do tôn giáo, cùng với đó là quyền bình đẳng cho phụ nữ và dân tộc thiểu số. Chăm sóc y tế miễn phí được cung cấp tại những vùng nghèo nhất của Afghanistan, nơi tuổi thọ trung bình chỉ là 35 và tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh là một phần ba. Ngoài ra một chiến dịch xóa mù chữ diện rộng cũng đã được thực hiện, điều này rất cần thiết trong một xã hội mà chín mươi phần trăm dân số mù chữ. Nhưng chính xu hướng thân cộng sản của đảng PDPA đã khiến phương Tây nhúng mũi vào Afghanistan. Họ trang bị và hỗ trợ cho quân phiến loạn Hồi Giáo ủng hộ thánh chiến được biết đến với cái tên Mujahideen. Dưới thời chính quyền tổng thống Carter, Mỹ đã chi tổng cộng 500 triệu USD để tài trợ cho lực lượng tiền thân của Taliban sau này. Chính phủ Afghanistan sau đó đã cầu viện đến sự giúp đỡ của Liên Xô. Kết quả là sự có mặt của quân đội Xô Viết ở Afghanistan trong 10 năm với hơn 15.000 người chết và 30.000 người bị thương. Sau khi Liên Xô rút quân, Afghanistan rơi vào vực thẳm của bất ổn, nghèo đói và xung đột tôn giáo dưới sự hoành hành của Taliban. Giải thích cho việc chính phủ Mỹ và phương Tây hỗ trợ các chiến binh Mujahideen chỉ có một lý do đơn giản vì họ luôn tìm cách chống lại các chính phủ cánh tả ở khắp nơi trên thế giới, tương tự như cách mà họ đã làm với lực lượng CONTRA ở Nicaragua và lực lượng đối lập ở Chile những năm 1970. Chính sự thiếu nhất quán và không có chiến lược lâu dài trong chính sách đối ngoại này đã gián tiếp nuôi dưỡng những mầm mống chủ nghĩa cực đoan trên toàn thế giới tiêu biểu là Al-Qaeda và Nhà Nước Hồi Giáo (IS) hiện nay. S/PB

1 nhận xét:

  1. Mỹ và đồng minh của Mỹ chỉ can thiệp vào các nước vì lợi ích của họ mà thôi

    Trả lờiXóa