Thứ Tư, 3 tháng 6, 2020

Phân biệt chủng tộc trong lòng Hợp chủng Quốc.


         Ngày 4 tháng 7 năm 1776, Geogre Washington khai sinh ra Hợp chủng Quốc Hoa Kỳ sau khi giành chiến thắng trong cuộc chiến giành độc lập trước thực dân Anh. Trong tuyên ngôn độc lập nổi tiếng của mình, ông đã nêu ra khẩu hiệu “mỗi người sinh ra đều có quyền bình đẳng”. Tuy nhiên, trong hơn 200 năm lịch sử của mình, nước Mỹ luôn luôn chứa đựng vô số sự bất bình đẳng, đặc biệt đối với người da màu. Thổ dân da đỏ bị diệt chủng, người da đen bị bắt thành nô lệ, người da vàng bị đối xử bất công. Và những mâu thuẫn đó chưa bao giờ được giải quyết một cách triệt để, chúng luôn âm ỉ cháy trong lòng nước Mỹ, và sẵn sàng bùng lên bất cứ lúc nào!
1.     Nội chiến Hoa Kỳ (American Civil War, 1861–1865):
Cuộc phân tranh Nam-Bắc – chủ yếu diễn ra tại các tiểu bang phía Nam   kéo dài 4 năm và chấm dứt khi quân miền Nam đầu hàng năm 1865 và chế độ nô lệ bị đặt ra ngoài vòng pháp luật trên toàn lãnh thổ Hoa Kỳ. Trong những vấn đề là nguyên nhân gây nên cuộc chiến, một số đã được giải quyết trong Thời kỳ Tái thiết sau đó, và một số khác vẫn còn tiếp tục tồn tại.
Cho đến nay, đây vẫn là cuộc chiến tranh đẫm máu nhất trong lịch sử Hoa Kỳ, dẫn đến cái chết của khoảng 750.000 binh sĩ và một số lượng thương vong dân sự không xác định. Sử gia John Huddleston ước tính số người chết chiếm 10% toàn bộ số nam giới miền Bắc từ 20 đến 45 tuổi, và 30% đàn ông da trắng miền Nam trong độ tuổi từ 18-40.
Cuộc chiến tranh đẫm máu đã dẫn tới thành quả là người da đen thoát khỏi kiếp nô lệ, đây thường được mô tả là thành quả to lớn của cuộc chiến. Quyền bầu cử dành cho người da đen cũng lần đầu tiên trong lịch sử được công nhận. Tuy vậy, những người da đen vẫn không được trao quyền bình đẳng như người da trắng. Chính phủ Mỹ thất bại trong việc trấn áp tàn dư của miền Nam, trong 25 năm sau đó, nhiều bang ở Mỹ đã đề ra rất nhiều các đạo luật mang nặng sự phân biệt chủng tộc. Quân đội liên bang thậm chí không bảo vệ người da đen trước bạo lực và đe dọa từ các nhóm người da trắng. Phải tới 100 năm sau, nước Mỹ mới chính thức bãi bỏ các điều luật mang tính phân biệt chủng tộc chống người da đen.
2.     Bạo loạn ở Cicinatti giữa thế kỷ 19:
Thế kỷ 19 là thời điểm bùng nổ mạnh mẽ các cuộc bạo động phản đối nạn phân biệt chủng tộc ở Mỹ, khi diễn ra cuộc Nội chiến Mỹ giải phóng cho trên 3 triệu nô lệ da đen. Thành phố Cincinatti đã chứng kiến các cuộc bạo loạn vào năm 1829, 1836 và 1841 khi đám đông da trắng tấn công “người da đen tự do”.
Tuy nhiên, phong trào biểu tình đấu tranh cho người da đen thực sự lên tới đỉnh điểm sau khi Jack Johnson trở thành nhà vô địch thế giới da màu đầu tiên trên sàn thi đấu đấm bốc. Tháng 7/1910, võ sĩ Johnson đánh bại cựu vô địch Jim Jeffries trong trận đấu thế kỷ tại Reno, Nevada. Ngay khi tin tức lan truyền đến Chicago, New York, Boston và các thành phố khác, xung đột sắc tộc nổ ra khi người da trắng giận dữ tấn công những người Mỹ gốc Phi đổ ra đường ăn mừng chiến thắng của Johnson.
Trên 30 người đã thiệt mạng tại hai thành phố Omaha (bang Nebraska) và Little Rock (bang Arkansas).
3.     Cuộc nổi loạn Watts (1965)
Watts là quận có dân số phần lớn là người Mỹ gốc Phi. Bạo động bất ngờ bùng phát tại quận Watts, thành phố Los Angeles vào tháng 8/1965. Tại thời điểm đó, cuộc bạo động là một cú sốc lớn đối với nhiều người dân tại Mỹ.
Câu chuyện bắt đầu vào một tối thứ Tư. Nhóm cảnh sát da trắng chịu trách nhiệm tuần tra đường cao tốc California đã ra lệnh chiếc xe của hai anh em người da màu Ronald và Marquette Frye tấp vào lề đường. Marquette bị bắt giữ vì tội danh lái xe trong lúc say rượu. Trong quá trình bắt giữ, hai bên có xảy ra xô xát.
Sự việc ngay lập tức khiến cộng đồng da màu sôi sục phản đối cách hành xử của cảnh sát đối với anh em nhà Frye. Đám đông bắt đầu tràn ra đường biểu tình, ném đá và chai nước vào các xe ô tô, xe buýt lưu thông trên đường. Các tòa nhà bị đốt cháy. Cuộc bạo động kéo dài 6 ngày, khiến 34 người thiệt mạng và 4000 ngườ bị bắt giữ. Tổng thiệt hại về tài sản trong cuộc bạo động rơi vào khoảng 40 triệu đôla.

4. Năm 1967, cuộc Nổi loạn Detroit
Đội phòng chống tệ nạn xã hội (vice squad) của Sở Cảnh sát Detroit thường xuyên đột kích các cơ sở kinh doanh rượu bất hợp pháp trong thành phố, những khu dân cư nghèo khó. Vào lúc 3:35 sáng Chủ nhật, ngày 23/07, họ đã đánh úp một câu lạc bộ – nơi đang tổ chức một bữa tiệc cho các cựu chiến binh trở về từ chiến tranh Việt Nam. Chiến dịch của cảnh sát vào sáng sớm đã thu hút một đám đông người xem giận dữ, và tình hình nhanh chóng xấu đi. Chẳng mấy chốc, hàng ngàn người đã tràn ra đường từ các tòa nhà gần đó, ném đá và chai lọ vào cảnh sát, những người nhanh chóng rút khỏi hiện trường. Cướp bóc bắt đầu trên Đường 12, nơi tọa lạc câu lạc bộ bất hợp pháp nọ, nhiều cửa hàng và doanh nghiệp cũng bị bọn trộm vặt viếng thăm.
Bạo loạn tiếp diễn suốt cả tuần; Quân đội Hoa Kỳ và Lực lượng Vệ binh Quốc gia đã được gọi đến để dập tắt những vụ bạo lực tồi tệ nhất. Tính đến thời điểm tình trạng đổ máu, đốt phá và cướp bóc kết thúc năm ngày sau đó, 43 người đã chết, 342 người khác bị thương nặng và gần 1.400 tòa nhà bị thiêu rụi hoặc trộm sạch.

4.     Cái chết của Martin Luther King (1968)
Ba năm sau khi xảy ra bạo động ở Watts, nhà hoạt động Martin Luther King bị tên James Earl Ray – kẻ theo chủ nghĩa da trắng thượng đẳng - dùng súng sát hại trong một nhà nghỉ ở Memphis (bang Tennessee).
Vụ sát hại người đứng đầu phong trào giành quyền lợi cho người Mỹ gốc Phi đã làm dấy lên sự phản kháng mạnh mẽ từ cộng đồng da màu trên khắp nước Mỹ.
Các cuộc bạo động bùng phát tại Chicago, Baltimore, Washington DC và Kansas. 40 người chết và 15.000 người bị bắt giữ trong vụ việc. Có thời điểm, bạo động còn lan tới hai tòa nhà trong khu vực Nhà Trắng. Thị trưởng thành phố đã phải áp lệnh giới nghiêm và cấm bán rượu bia, súng.
5.     Bạo động Rodney King (1992)
Cuối những năm 1960, Chính phủ Mỹ thông qua luật dân quyền. Chế độ phân chủng Jim Crow tại các tiểu bang miền Nam nước Mỹ chấm dứt. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, người da trắng vẫn chiếm đa số trong lực lượng cảnh sát Mỹ tại các thành phố có đông dân da màu.
Tháng 3/1991, sau khi rượt đuổi gần 1 tiếng, công dân da màu Rodney King đã bị yêu cầu ra khỏi xe sau khi cảnh sát nghi ngờ anh ta lái xe trong lúc say rượu. Trong một đoạn video do người dân địa phương ghi lại tại hiện trường, cảnh sát Los Angeles đã ghì Rodney xuống đất, đá và dùng dùi cui đánh liên tiếp vào người Rodney trong 15 phút. Đoạn video đã được gửi tới một đài truyền hình địa phương. Bốn cảnh sát tham gia vụ việc đã bị kết tội sử dụng vũ lực quá mức. Rodney bị chấn thương sọ, tổn thương não và gãy xương.
Nhưng đến ngày 29/4/1992, khi một bồi thẩm đoàn người da trắng tại Hạt Ventura ra quyết định tha bổng cho nhóm cảnh sát, tin tức đã khiến người da màu tại Los Angeles phẫn nộ. Các cuộc bạo động bùng nổ tại Compton, Watts, Inglewood, Hawthorne và Long Beach, lan sang cả Hollywood. Hậu quả của cuộc bạo loạn là 63 người tử vong, 12.000 người bị bắt giữ và thiệt hại tài sản là 1 tỷ USD.
7.Bạo động Ferguson, Missouri (2014)
Cuộc biểu tình tại Ferguson bùng phát sau hơn 20 năm.
Sau 20 năm yên ắng, ngọn lửa tức giận của người Mỹ gốc Phi lại bùng cháy sau khi cảnh sát da trắng bắn chết một thiếu niên da màu tại Ferguson (bang Missouri) vào tháng 8/2014. Thiếu niên Michael Brown (18 tuổi) không có vũ trang bị cảnh sát Darren Wilson dùng súng bắn do nghi ngờ tham gia một vụ cướp cửa hàng.
Tháng 11/2014, một bồi thẩm đoàn quyết định không truy tố Wilson. Tin tức đã dấy lên một làn sóng biểu tình tại Ferguson. Biểu tình đã leo thang thành bạo động, song quy mô tương đối nhỏ. 10 người bị thương và 300 người khác bị bắt giữ trong vụ việc. Tổng thống Barack Obama đã hối thúc Bộ Tư pháp Mỹ mở một cuộc điều tra về các hoạt động thực thi pháp luật của Sở Cảnh sát Ferguson và họ kết luận cơ quan này liên tục thực hiện các hành vi phân biệt đối xử chống lại người Mỹ gốc Phi trong cộng đồng, cũng như kiếm lợi từ tiền phạt và án phí.
Cái chết của Michael Brown ở Ferguson đã tạo ra phong trào “Black Lives Matter” (Coi trọng mạng sống của người da màu) tồn tại tới hiện nay.
8. Bạo loạn ở Minneapolis tháng 5/2020:
Nhân tố châm ngòi các cuộc biểu tình là cái chết của người đàn ông da đen không có vũ khí trong tay tên là George Floyd. Floyd bị viên cảnh sát Derek Chauvin ở Minneapolis lấy đầu gối ghì vào cổ trong tư thế nằm sấp dưới đất trong gần 9 phút hôm 25/5, sau khi Floyd bị bắt giữ vì bị nghi ngờ dùng tiền giả để mua thuốc lá.
Cái chết của Floyd đã thổi bùng cơn thịnh nộ vẫn âm ỉ lâu nay trong dân chúng Mỹ về các vụ cảnh sát giết hại người Mỹ gốc Phi, đồng thời làm gợi nhớ các vụ việc từng gây rúng động như vụ Michael Brown bị cảnh sát sát hại ở Ferguson và Eric Garner bị cảnh sát ở New York giết chết. Các cuộc biểu tình hòa bình đã nhanh chóng biến thành bạo lực ở thành phố Midwestern trước khi lan rộng khắp nước Mỹ. Cái chết của Floyd chỉ là "giọt nước tràn ly" khi người dân từ lâu đã oán thán về tình trạng bất bình đẳng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, xã hội và kinh tế ở nước Mỹ. Một số người cũng cho rằng đại dịch Covid-19 tính đến nay đã cướp đi sinh mạng của hơn 100.000 người và khiến 40 triệu người bị thất nghiệp, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cộng đồng thiểu số và khiến cho vô số thanh niên bị "kẹt" trong nhà do lệnh phong tỏa là nhân tố khiến cho "cơn bão" bạo loạn ở nước Mỹ thêm sức mạnh.

Và chừng nào những người da trắng, những người cầm quyền, các ông chủ tư bản giàu có chưa bỏ đi ý nghĩ về sự "thượng đẳng" của mình, thì chừng đó vẫn còn những người da màu bị áp bức, bóc lột và thậm chí là giết hại. Pháp luật sẽ không có giá trị chừng nào những người thi hành pháp luật không tuân thủ chặt chẽ nó. Và con đường nào cho những người da màu, hay mở rộng ra, là những nhóm người yếu thế trong xã hội Mỹ, có thể giành được quyền  lợi về cho mình?

1 nhận xét:

  1. Nước Mỹ, thiên đường của các nhà dân chủ cuội là nơi xảy ra các cuộc biểu tình triền miên vì sự phân biệt chủng tộc mà không có thuốc chữa

    Trả lờiXóa