Thứ Ba, 27 tháng 10, 2020

 

CHỨC NĂNG ĐỘI QUÂN SẢN XUẤT CỦA QUÂN ĐỘI TA VÀ

NHỮNG CHIÊU TRÒ CHỐNG PHÁ CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH

Quân đội ta là công cụ bạo lực vũ trang sắc bén, lực lượng chính trị, lực lượng chiến đấu trung thành và tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân, Quân đội nhân dân Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng trong đấu tranh chống chiến lược “diễn biến hòa bình” của chủ nghĩa đế quốc để bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Vai trò của Quân đội nhân dân Việt Nam được thực hiện thông qua việc thực hiện tốt các chức năng của Quân đội, trong đó, thực hiện tốt chức năng là “đội quân sản xuất” không chỉ góp phần vào thành công của công cuộc phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội mà còn góp phần vào công cuộc đấu tranh làm thất bại chiến lược “diễn biến hòa bình” của chủ nghĩa đế quốc, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Tham gia sản xuất, xây dựng kinh tế là một chức năng cơ bản, nhiệm vụ chính trị quan trọng, có ý nghĩa chiến lược lâu dài, thể hiện bản chất cách mạng, truyền thống tốt đẹp của Quân đội nhân dân Việt Nam. Quân đội tham gia sản xuất, xây dựng kinh tế là quán triệt, thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, là sự tiếp nối, phát huy tư tưởng, truyền thống quý báu “Ngụ binh ư nông”, “Tịnh vi nông, động vi binh” của dân tộc trong thời kỳ mới. Cùng với đó, chủ động, kiên quyết đấu tranh với những quan điểm sai trái, sự xuyên tạc, chống phá của các thế lực thù địch về vấn đề này, nhằm hạ thấp uy tín của Quân đội, chia rẽ Quân đội và nhân dân, làm phai mờ bản chất cách mạng của Quân đội, cổ súy cho việc xây dựng quân đội theo kiểu quân đội nhà nghề của các nước phương Tây.

Hơn 70 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, ngoài nhiệm vụ chủ yếu của mình, Quân đội nhân dân luôn thực hiện tốt chức năng đội quân sản xuất, tích cực xây dựng, phát triển kinh tế phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của mình. Trong sự nghiệp công nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Quân đội là lực lượng quan trọng trong quá trình tham gia xây dựng các vùng kinh tế mới, tham gia xóa đói, giảm nghèo, tham gia xây dựng cơ sở kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội ở các vùng biên giới, dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa... thực hiện kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng, quốc phòng với kinh tế.

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ lao động, sản xuất, Quân đội đã tích cực góp phần củng cố và phát huy vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước, tăng cường sự quản lý của Nhà nước đối với sự phát triển kinh tế và các lĩnh vực khác của đời sống xã hội, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa của nên kinh tế nhiều thành phần hoạt động theo cơ chế thị trường.

Hoạt động sản xuất, xây dựng kinh tế của Quân đội và những kết quả đạt được đã khẳng định chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước trong việc huy động Quân đội tham gia xây dựng kinh tế; cho thấy Quân đội ta luôn quán triệt, thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao, vừa làm tròn vai trò nòng cốt trong bảo vệ Tổ quốc, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội, vừa tham gia tích cực, có hiệu quả vào công cuộc đó. Quân đội đã thật sự trở thành một nguồn lực của đất nước trong phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; là lực lượng nòng cốt giải quyết các vấn đề khó khăn về quốc phòng, an ninh, kinh tế - xã hội trên các địa bàn chiến lược, nơi biên giới, hải đảo, vùng biển đặc quyền kinh tế của Tổ quốc.

Quan việc thực hiện chức năng đội quân sản xuất của mình, Quân đội đã góp phần điều chỉnh lại lực lượng sản xuất trên các vùng, miền, phù hợp chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và mục tiêu quốc phòng, tạo nên thế trận kinh tế - quốc phòng vững mạnh trên các địa bàn chiến lược, nơi phên giậu của đất nước, bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa; tạo ra nguồn của cải vật chất đáng kể cho xã hội, nguồn thu bổ sung cho ngân sách quốc phòng, góp phần vào tăng trưởng kinh tế, tăng cường nguồn lực cho phát triển. Đồng thời, tạo ra điều kiện vật chất, kỹ thuật, công nghệ cho xây dựng lực lượng, thế trận, tiềm lực quốc phòng, đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc... góp phần đấu tranh chống lại những ảnh hưởng tiêu cực và âm mưu chống phá nền kinh tế thị trường của nước ta.

Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch trên lĩnh vực kinh tế Quân đội ta cần thực hiện tốt một số vấn đề sau:

Thứ nhất, Quân đội cùng với toàn Đảng, toàn dân giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và độc lập, tự chủ trong xây dựng và phát triển kinh tế.

Đây là mục tiêu cao nhất, quan trọng nhất của nhân dân ta làm thất bại âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù trong hoạt động chống phá về kinh tế. Bởi, trong điều kiện toàn cầu hóa về kinh tế, chủ nghĩa đế quốc và các thế thực thù địch triệt để lợi dụng ưu thế về kinh tế, thực hiện những thủ đoạn nham hiểm phá hoại kinh tế, hòng làm cho nền kinh tế nước ta chệch hướng xã hội chủ nghĩa, phụ thuộc vào kinh tế tư bản nước ngoài. Trong tình hình đó, việc giữ được nền kinh tế độc lập, tự chủ là một yêu cầu đặc biệt quan trọng trong đấu tranh chống “diễn biến hòa bình” của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch. Bên cạnh đó, Quân đội cùng với Nhà nước chống lại các tư tưởng “sính ngoại”, bài trừ hàng nội để bảo vệ thương hiệu hàng Việt Nam.

Thứ hai, Quân đội cùng với toàn Đảng, toàn dân giữ vững vai trò chủ đạo của nền kinh tế nhà nước.

Trong điều kiện đất nước ta phát triển nên kinh tế thị trường, vói nhiều thành phần kinh tế khác nhau, việc giữ vững vai trò của nền kinh tế nhà nước có tầm quan trọng to lớn đối với sự ổn định và phát triển lành mạnh của nền kinh tế nước nhà. Quân đội phải cùng với Nhà nước nâng cao năng lực cạnh tranh của kinh tế nhà nước, sắp xếp lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả của các doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp, nhà máy, xí nghiệp kinh tế quốc phòng, làm cho nó thực sự đi đầu trong ứng dụng khoa học công nghệ và đi đầu trong việc nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế - xã hội. Thực hiện có hiệu quả quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước; khắc phục tình trạng đầu tư tràn lan không tính đến thua lỗ, phá sản của các doanh nghiệp; những biểu hiện chạy theo lợi ích kinh tế trước mắt mà không tính đến lợi ích lâu dài.

Thứ ba, phát triển kinh tế phải gắn chặt với giải quyết các vấn đề xã hội, đảm bảo công bằng xã hội.

Phát triển kinh tế gắn với tiến bộ và công bằng xã hội là một chủ trương lớn, nhất quán của Đảng, Nhà nước Việt Nam. Nhận thức đúng chức năng, nhiệm vụ, quán triệt sâu sắc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước và phát huy những kinh nghiệm, kết quả đạt được, toàn quân tiếp tục phấn đấu thực hiện tốt nhiệm vụ lao động sản xuất, xây dựng, phát triển kinh tế với quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định xã hội với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, không coi nhẹ lĩnh vực nào. Quân đội ta luôn nhận thức rằng, phát triển xã hội trên nguyên tắc tiến bộ và công bằng đòi hỏi phải có một nền kinh tế tăng trưởng nhanh, hiệu quả cao và bền vững, có khả năng huy động các nguồn lực vật chất cho việc thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. Chỉ có phát triển kinh tế nhanh và bền vững mới có cơ sở để giải quyết các vấn đề xây dựng quốc phòng, an ninh vững mạnh và giải quyết các vấn đề xã hội đặt ra trong quá trình phát triển, cũng như thực hiện mục tiêu phát triển xã hội, phát triển con người, vì con người  xứng đáng là “đội quân chiến đấu, đội quân công tác, đội quân lao động sản xuất” trong thời kỳ mới. Qua đó, làm sâu sắc thêm bản chất cách mạng, truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng, thiết thực góp phần cùng toàn Đảng, toàn dân thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

TM.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét