Các vấn đề xã hội nảy sinh
từ những hệ quả của quá trình phát triển kinh tế - xã hội quá nhanh chóng, mất
cân bằng, thiếu bền vững, có ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của con người
và xã hội. Do vậy, giải quyết vấn đề xã
hội là nhằm bảo đảm sự ổn định cho quá trình chuyển hóa tăng trưởng kinh tế thành phát triển bền vững
theo hướng tiến bộ và công bằng xã hội.
Tăng trưởng kinh tế, dù mạnh
mẽ đến đâu cũng không thể tự động và trực tiếp giải quyết được các vấn đê xã hội.
Do đó, tập trung quản lý, giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội là một trong
những nét đặc trưng của con đường phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa;
đó là con đường phát triển dựa vào con người và hướng đến con người. Nó cũng là
một đặc điểm bảo đảm sự điều tiết của Nhà nước xã hội chủ nghĩa đối với nền
kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.
Các vấn đề xã hội là hệ
quả song hành với quá trình phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, và thường
là những hiện tượng xã hội rẩt phức tạp, nan giải mà bất kỳ một quốc gia dân
tộc nào dù phát triển hoặc chưa phát triển cũng có thể phải đối mặt. Thực tế
cho thấy, các vấn đề xã hội cũ đang có xu hướng trỗi dậy và gia tăng. Đồng
thời, các vấn đề xã hội mới ngày càng xuất hiện. Sự gia tăng tác động tiêu cực
của các vấn đề xã hội đang là những thách thức cản trở việc thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của
Đảng, làm chậm lại quá trình phát triển của xã hội. Chính vì vậy, quản lý và
giải quyết các vấn đề xã hội phải trở thành một trong những nhiệm vụ hàng đầu
của Đảng, nhà nước và xã hội Việt Nam. Song để đạt mục tiêu này, một yều cầu
đặt ra là cần phải được dự báo các vấn đề xã hội một cách kịp thời, chính xác và
đưa ra chương trình nghị sự chung của quốc gia. Muốn vậy, vấn đề xã hội cần
được đặt vào đúng vị trí của chúng trong chương trình nghị sự của Đảng và Nhà
nước[1]. Để
đảm bảo tính hiệu quả, hiệu lực trong quản lý các vấn đề xã hội đòi hỏi cần
phải xây dựng hệ thống giải pháp đồng bộ, kịp thời, thích hợp và khả thi. Văn
kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII (2016) đã nhấn mạnh mục tiêu: Phát
triển kinh tế đi đôi với giải quyết tốt vấn đề xã hội; giải quỵết tốt các vấn
đề xã hội là tạo ra động lực cho sự phát triển xã hội hài hòa, bển vững[2].
Để tăng cường công tác
quản lý, giải quyết các vấn đề xã hội một cách chủ động, hiệu quả hơn, cần thực hiện tốt những giải pháp sau:
Một là, về mặt quan điểm, nhận thức cần phải chấp nhận “vấn đề xã hội” sẽ còn
tồn tại với xã hội trong quá trình phát triển. Đồng thời, thực tế cho thấy các
nguyên nhân tạo ra chúng ngày một tinh vi, phức tạp thêm. Không thể có một xã
hội mà không có vấn đề xã hội, nhưng cần phải xây dựng một xã hội có đủ năng
lực giải quyết tốt các vấn đề xã hội. Do vậy, Việt Nam cần phải hướng đến mục
tiêu là kiểm soát, giảm thiểu tác động tiêu cực của vấn đề xã hội. Trên cơ sở
tiếp cận giải quyết các vấn đề xã hội trong mối tương quan giữa sự vận động,
tái cấu trúc nền kinh tế với sự vận động, tái cấu trúc xã hội.
Hai là, cần thúc đẩy
quá trình xây dựng hoặc cập nhật, vận dụng sáng tạo những
quan điểm mới, lý thuyết mới cho hệ thống lý luận của Đảng và Nhà nước trong
giải quyết vấn đề xã hội. Thực tiễn cho thấy đã đến lúc chúng ta phải dũng cảm thay thế những quan điểm lạc hậu, lỗi thời, không còn phù hợp,
không thể sử dụng để giải thích và giải quyết các vấn đề xã hội của đất
nước trong điều kiện hiện nay. Đặc biệt, cần phải chủ động tiếp cận các tri
thức khoa học hiện đại nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi thái độ và hành vi của
đội ngũ cán bộ và các giai tầng xã hội đối với các vấn đề xã hội.
Ba là, tiếp tục kiện toàn và thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia theo
hướng tinh gọn về bộ máy; thống nhất, đồng bộ về nguồn lực, mục tiêu; chia sẻ
về dữ liệu thông tin nhằm giải quyết kịp thời, chính xác và hiệu quả hom các
vấn đề xã hội.
Bốn là, tăng cường lượng hoá tiêu chí, áp dụng các công nghệ quản lý, giải quyết các vấn đề xã hội theo hướng từng
bước hội nhập với thế giới. Các tiêu chí và công nghệ tiếp cận phải bám sát
nhũng yêu cầu của chuẩn mực quốc tế. Tuy nhiên, việc đổi mới xây dựng chỉ tiêu
liên quan đến các vấn đề xã hội cần thực hiện một cách có chọn lọc, phù hợp với bối cảnh điều kiện của Việt Nam. Việc lượng hoá các tiêu chí, áp
dụng công nghệ quản lý giải quyết các vấn đề xã hội theo hướng từng bước tiếp
cận với thế giới là tiền để cần thiết; tạo cơ sở khoa học cho việc đổi mới nhận
thức và phương pháp hoạch định, triển khai quản lý giải quyết các vấn đề xã hội
ngày càng chủ động, hiệu lực và hiệu quả hơn.
Năm là, xác lập mối liên hệ giữa phương thức quản lý xã hội bằng pháp luật với nắm
bắt quy luật kinh tế thị trường và những vấn đề xã hội, hướng tới phát triển bền vững là sự lựa chọn duy lý và mang tính tổng
tích hợp. Do đó, đẩy mạnh việc thể chế hoá hoàn thiện hệ thống các văn bản quy
phạm pháp luật để quản lý các vấn đề xã hội. Hơn nữa, trong điều kiện xây dựng
nhà nước pháp quyền thì vấn đề thể chế hóa các văn bản sẽ thúc đẩy công tác
quản lý các vấn đề xã hội bằng pháp luật cần phải được đẩy manhẻ
Sáu là, tiếp tục xây dựng phát triển các nguồn lực cho việc quản lý, giải quyết
các vấn đề xã hội. Trước tiên phải tăng cường đầu tư các nguồn lực của Nhà nước
và cần phải được xem xét là sự đầu tư cho mục tiêu phát triển bền vững. Đồng
thời, mở rộng hợp tác
quốc tế để thu hút các nguồn lực từ bên ngoài. Đặc biệt, cần phát huy vai trò
của các nguồn lực thông qua việc thực hiện xã hội hóa quản lý, giải quyết các
vấn đề xã hội. Nhà nước giữ vai trò định hướng, “đặt hàng” các doanh nghiệp, tổ
chức xã hội thực hiện một số lĩnh vực thay các cơ quan hành chính Nhà nước hiện
vẫn đang điều hành, quản lý và chịu trách nhiệm. Đó cũng là một hướng đột phá
trong việc triển khai thực hiện có hiệu quả đổi với việc quản lý, giải quyết
các vấn đề xã hội.
Bảy là, trong chương trình nghiên cứu và đào tạo của các trường Đai học và Viện
nghiên cứu có liên quan cần phải thể hiện tư duy “mở”, đa dạng hóa quan điểm
tiêp cận khoa học và hành động can thiệp, vấn đề đặt ra là cần phát triển các
chuyên ngành khoa học xã hội, trong đó có xã hội học để giải quyết các vấn đề
xã hội, góp phần ổn định cuộc sống, bảo vệ con người trước những cú sốc của một
xã hội đang ngày càng biến đổi nhanh và phức tạp. Do vậy, các kết quả nghiên
cứu khoa học phải đáp ứng được nhu cầu nâng cao nhận thức, thay đôi thái độ và
hành vi can thiệp về vấn đề xã hội. cần phải tăng cường các phương pháp tiếp
cận khoa học, phương pháp dự báo vấn đề xã hội gắn liền với quy luật vận động,
hệ quả của quá trình phát triển kinh tế- xã hội[3].
Những vấn đề xã hội ở Việt
Nam có xu hướng ngày càng gia tăng phức tạp hơn, phạm vi lan tỏa rộng hơn, tác
nhân tham gia đa dạng hơn, hệ quả xã hội lớn hơn. Vì vậy các vấn đề xã hội cần được
chú ý nhận diện và xử lý giải quyết trên quan điểm của tư duy hệ thống, trong
xu hướng vận động, biến đổi và phát triển không ngừng của xã hội. Và do đó, đòi
hỏi phải phối hợp nhiều lực lượng tham gia, cũng như phải khoa học hơn, nhiều
nguồn lực và vì con người hơn mới có khả năng ngăn ngừa và ứng phó có hiệu quả.
Những biểu hiện của các vấn đề xã hội đòi hỏi hoạt động quản lý xã hội phải có
khả năng định hình phương thức ứng phó và quản lý mới, kịp thời, phù hợp và hiệu quả.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét