Chủ Nhật, 11 tháng 10, 2020

Quản lý các vấn đề xã hội ở Việt Nam ngày càng hiệu quả

 


Vấn đề xã hội là những hiện tượng xã hội nảy sinh từ điều kiện và hệ quả của quá trình phát trin kinh tế - xã hội; ảnh hưởng xấu đến sự phát trin của cộng đồng, giai tầng xã hội hoặc toàn bộ xã hội. Vấn đề xã hội là những hiện tượng được công luận hay một số bộ phận của công luận đòi hỏi như là một tất yếu cần được thay đổi/giải quyết thông qua hệ thống chính sách kinh tế - xã hội. Như vậy, các vấn đề xuất hiện từ các quan hệ xã hội có tác động, ảnh hưởng hoặc đe doạ đến sự phát triển bình thường của xã hội, đòi hỏi xã hội phải có những biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn hoặc giải quyết kịp thời, hiệu quả.

Một xã hội lành mạnh sẽ có sức đề kháng tốt đối với các “vấn đề xã hội”. Kinh nghiệm thực tiễn và khoa học đã chứng minh, khi kinh tế đi xuống, có thể chỉ cần vài năm để hồi phục, song một khi những vấn đề xã hội gia tăng đến mức không thể kiểm soát, hệ quả xã hội rất khôn lường và sẽ mất nhiều thập kỷ để khôi phục. Về mặt lý thuyết có thể đưa ra 7 tiêu chí để nhận diện vấn đề xã hội (phân biệt với vấn đề cá nhân), bao gồm: 1) có liên quan và tác động tới nhiều nhóm trong xã hội; 2) Có liên quan và ảnh hưởng đến nhiều thiết chế, lĩnh vực xã hội khác nhau; 3) Mang tính chất quốc tế, quốc gia; 4) Trở thành một chủ đề bàn bạc nhiều trong các chương trình nghị sự; 5) nhận được sự quan tâm của dư luận xã hội; 6) Khó giải quyết tận gốc và triêt để; 7) Các vấn đề xã hội mới ngày càng xuất hiện, khó tiên lượng.

Năm 2000, Liên Họp quốc đã xác định 8 vấn đề xã hội- Mục tiêu thiên niên kỷ, bao gồm: 1) Xóa bỏ nghèo cùng cực & đói; 2) Phổ cập giáo dục tiểu học; 3)Tăng cường bình đẳng giới ;4) Giảm tỷ lệ từ vong ở trẻ em; 5).Tăng cường sức khỏe cho bà mẹ; 6) Phòng chống HIV/AIDS, sốt rét, dịch bệnh; 7) Bảo đảm bền vững về môi trường; 8) Thiết lập quan hệ toàn cầu vì phát triển.

Ở Việt Nam, các vấn đề xã hội bao gồm: 1) Lạm phát; 2) Thất nghiệp; 3) Bất bình đẳng xã hội; 4) Chất lượng giáo đục; 5) Thiên tai, biến đổi khí hậu; 6) Tham nhũng, buôn lậu; 7) ách tc giao thông; 8) Vệ sinh an toàn thực phẩm, môi trường; 9) Chất lượng khám chữa bệnh; 10) Dịch bệnh; 11) vấn đề khác[1]...

Từ những phân tích như vừa nêu có thể thấy, khái niệm và thực tiễn của vấn đề xã hội được hiểu và nhìn nhận khá đa dạng. Vì thế, việc tiếp cận và giải quyết vấn đề xã hội luôn là một thách thức trong nhận thức và hành động của Việt Nam hiện nay. Có thể khẳng định, các vấn đề xã hội ngày càng chiếm một vị trí quan trọng trong công tác lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước Việt Nam. Văn kiện các kỳ Đại hội Đảng đều đề cập khá rõ nhiều vấn đề xã hội nổi cộm như: tình trạng tham nhũng và suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; suy giảm niềm tin, tệ nạn xã hội như ma túy và mại dâm; tai nạn giao thông và thương tích; chất lượng nền giáo dục và đào tạo; chất lượng hệ thống khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Đặc biệt, từ năm 1986 đến nay, tư duy của Đảng Cộng sản Việt Nam về giải quyết các vấn đề xã hội đã có những bước phát triển mới: Từ chỗ Nhà nước bao cấp toàn bộ việc giải quyết vấn đề xã hội sang nhấn mạnh việc phát huy quá trình xã hội hóa trong giải quyết vấn đề xã hội. Từ chỗ không chấp nhận vấn đề xã hội trong quá trình xây dựng đất nước sang chấp nhận các vấn đề xã hội như là hệ quả không mong muốn, song hành với sự phát triển kinh tế- xã hội. Từ chỗ coi việc giải quyết vấn đề xã hội là vấn đề thuần túy có tính chất chi phí nguồn lực sang vấn đề đầu tư cho phát triển bền vững. Từ chỗ giải quyết vẩn đề xã hội mang tính bị động/đối phó sang phương châm: dự báo, chủ động, tích cực hơn. Đặc biệt, trong việc giải quyết vấn đề xã hội đã từng bước lấy con người làm trung tâm, mục tiêu và động lực trong hoạch định và thực thi hệ thống chính sách an sinh xã hội nhằm giải quyết tốt, hiệu quả vấn đề xã hội2. Những thành tựu trên đây chính là hệ quả của tính ưu việt  chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa mà Việt Nam đang xây dựng.



[1] ĐỒ Văn Quân (2015), Các vắn đề xã hội ờ Việt Nam hiện nay: nhận thứchành động, Tạp chí Thông tin khoa học lý luận chính trị, số 11.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét