Lợi dụng thực hiện chủ trương thu hút đầu tư nước ngoài, các tổ chức “xã hội dân sự” và nhiều nhà “hoạt động xã hội” xuyên tạc: một số dự án kinh tế lớn do nước này, nước kia đầu tư là phụ thuộc, “nối giáo cho giặc”, câu kết lợi ích nhóm để “bán nước”?
Trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Đảng ta xác định hội nhập quốc tế có vai trò hết sức quan trọng. Trong đó nắm vững và giải quyết tốt mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và tích cực, chủ động hội nhập quốc tế trở thành quan điểm chỉ đạo thực tiễn, bảo đảm lợi ích quốc gia, dân tộc là nguyên tắc tối cao. Tuy nhiên các thế lực, phần tử cơ hội chính trị cố tình không hiểu mà đẩy mạnh hoạt động phá hoại, xuyên tạc đường lối đối ngoại, hội nhập.
Lợi dụng thực hiện chủ trương thu hút đầu tư nước ngoài, các tổ chức “xã hội dân sự” và nhiều nhà “hoạt động xã hội” xuyên tạc: một số dự án kinh tế lớn do nước này, nước kia đầu tư là phụ thuộc, “nối giáo cho giặc”, câu kết lợi ích nhóm để “bán nước”?
Điển hình, tháng 5-2019, một bản tuyên bố “Phản đối dự án đường cao tốc Bắc-Nam” lan truyền trên mạng xã hội, tuyên bố phản đối cao tốc, kêu gọi ký tên, biểu tình, yêu cầu dừng cao tốc Bắc - Nam mặc dù chưa nắm được thông tin đầy đủ về dự án kinh tế quan trọng này.
Hay trong thời gian qua, lợi dụng tình hình phức tạp ở Biển Đông, các đối tượng xuyên tạc: Thực hiện “chính sách ba không” là sai lầm, tự dâng đất nước cho nước này, nước khác, đây là chính sách nhu nhược trong bảo vệ Tổ quốc. Họ suy diễn xuyên tạc nội dung của “chính sách ba không” là một trong những điều khoản được ký kết được Việt Nam và Trung Quốc thỏa thuận tại Hội nghị Thành Đô….
Đối với những vấn đề trọng đại của đất nước, liên quan đến lợi ích của quốc gia, dân tộc, nhân dân và của Đảng, Nhà nước, với tư cách là công dân, mỗi người có quyền và trách nhiệm đóng góp ý kiến. Điều này ghi rõ trong văn bản pháp lý cao nhất là Hiến pháp. Những ý kiến thiết thực, đúng đắn được cơ quan chức năng tiếp nhận, nghiên cứu, tiếp thu.
Như vấn đề ở trên, bất luận là nhà thầu nào, đều phải được cân nhắc kỹ lưỡng, đảm bảo quy định của pháp luật, mỗi dự án được đánh giá một cách cẩn trọng những tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội, bảo đảm bảo nguyên tắc lợi ích quốc gia dân tộc là tối cao, chất lượng công trình phải đáp ứng tốt; độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ là thiêng liêng, kiên quyết, kiên trì giữ vững.
Song ngược lại, lợi dụng những vấn đề trên để tuyên truyền xuyên tạc nhằm tạo ra nhận thức sai lệch theo kiểu “hoa ngôn xảo ngữ, lộng giả thành chân”, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” với mục đích cơ hội chính trị, nhằm lật đổ vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, kích động hành vi đi ngược lại với lợi ích của dân tộc, nhân dân thì cần phải nghiêm khắc lên án, đấu tranh, ngăn chặn.
Nhiều người không có thông tin đầy đủ, gặp luận điệu như vậy lập tức “té nước theo mưa” bình luận, tung hô, dân túy, đã vô tình cổ xúy, ùa theo mà không biết thủ đoạn nham hiểm, “mưu mô quỷ kế” do chúng bày ra.
Nói về đường lối đối ngoại, hợp tác quốc tế có thể thấy, quá trình phát triển tư duy lý luận, chỉ đạo, tổ chức thực hiện trong thực tiễn, Đảng ta xác định rõ: “Kiên định đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ; đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế; chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế vì lợi ích quốc gia - dân tộc là định hướng chiến lược lớn để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” (Nghị quyết TƯ 4 khóa XII về thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế).
Mục tiêu là xuyên suốt: “Bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hoà bình, ổn định”; “Bảo đảm lợi ích tối cao của quốc gia, dân tộc, trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, bình đẳng và cùng có lợi”.
Trong đó, phương châm được nhấn mạnh: Độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa dạng hóa, đa phương hóa trong quan hệ đối ngoại; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế; đồng thời nhận thức rõ vấn đề đối tác, đối tượng, vừa hợp tác, vừa đấu tranh...
Trên cơ sở đó, hoạt động đối ngoại duy trì giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; nâng cao vị thế, uy tín của đất nước và góp phần vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới.
Tình hình thế giới có những biến động mau lẹ, phức tạp, khó lường. Sự tác động, co kéo giữa xu hướng toàn cầu hoá, tự do hoá thương mại và chủ nghĩa bảo hộ mới, cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ 4… tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội. Bối cảnh đó đang đặt ra những thời cơ, vận hội cũng như nguy cơ, thách thức không nhỏ. Bên cạnh đó, thế lực thù địch, phần tử cơ hội chính trị, phản động lợi dụng đẩy mạnh các hoạt động chống phá. Giải quyết, xử lý mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và chủ động tích cực hội nhập quốc tế cần có nhận thức đúng đắn một số vấn đề có tính nguyên tắc sau đây:
Một là, độc lập, tự chủ về chính trị, xác định mục tiêu, con đường phát triển đất nước; tự mình hoạch định đường lối, chủ trương, chiến lược phát triển; tự mình xác lập và duy trì thể chế chính trị, không chấp nhận bất cứ sự can thiệp nào từ bên ngoài. Độc lập, tự chủ về chính trị sẽ tự chủ, chủ động trong đối nội và đối ngoại, trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội và quốc phòng, an ninh.
Hai là, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, trước hết là phát huy nội lực, phát triển triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo tiềm lực kinh tế, khoa học và công nghệ, cơ sở vật chất - kỹ thuật đủ mạnh, có hiệu quả và sức cạnh tranh. Phát triển mạnh một số ngành, lĩnh vực và sản phẩm kinh tế chủ yếu có vai trò quan trọng hàng đầu, có lợi thế so sánh, sức cạnh tranh. Đầu tư trực tiếp của nước ngoài, mặc dù là rất cần thiết và quan trọng nhưng không để chiếm lĩnh vai trò chi phối nền kinh tế quốc gia cũng như không thể được phép gây tổn hại đến an ninh, quốc phòng của đất nước.
Ba là, chủ động nâng cao khả năng phân tích, dự báo chính xác tình hình, có chiến lược, đối sách phù hợp, hiệu quả, trên cơ sở đó tích cực hội nhập kinh tế quốc tế về thương mại hàng hóa, dịch vụ và các cam kết mang tính thể chế trong từng hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Từ đó tạo ra những cơ hội cho việc thu hút đầu tư nước ngoài và hoạt động xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo thêm việc làm; giảm thiểu những rủi ro, giành thế chủ động trong đàm phán để có những thuận lợi nhất cho doanh nghiệp và nền kinh tế khi hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu với những luật chơi khắc nghiệt hơn, đòi hỏi cao hơn và phức tạp hơn.
Bốn là, thực hiện tốt các giải pháp để xây dựng, phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Đảm bảo văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, văn hóa vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thống nhất, đa dạng, phát huy bản sắc với các đặc trưng văn hoá dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại trong quá trình hội nhập, phát triển.
Năm là, làm tốt công tác phòng, chống, đấu tranh, trấn áp các loại tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia, khủng bố, bạo loạt, lật đổ, tội phạm mạng, tội phạm công nghệ cao, đảm bảo môi trường thông tin, cảnh giác, đấu tranh làm thất bại âm mưu diễn biến hòa bình, đảm bảo trật tự an toàn xã hội. Tạo môi trường hoà bình, ổn định phát triển kinh tế, xã hội; tạo tiền đề giải quyết tốt mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và tích cực, chủ động trong hội nhập quốc tế hiện nay.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét