Chủ Nhật, 11 tháng 10, 2020

Quản lý tốt những vấn đề sai lệch xã hội

 


Sai lệch xã hội là một khái niệm của xã hội học được định nghĩa là sự vi phạm có nhận thức các tiêu chuẩn hoặc kỳ vọng của một nhóm hay của xã hội.

Sai lệch xã hội là hành vi của các cá nhân hoặc nhóm người nào đó không phù hợp với những gì được coi là bình thường của cộng đồng,  đi chệch những gì mà số đông những người khác mong đợi ở họ trong những hoàn cảnh nhất định. Sự sai lệch xã hội là sự vi phạm các chuẩn mực hoặc các quy tắc đã được chấp nhận của một nhóm xã hội hay một xã hội nhất định[1].

Sai lệch xã hội, dù là về tư tưởng, thái độ hay trong hành vi, cũng đều chiu sự phán xử của hệ quy chiếu chính thống. Nó thường bị quy thành cái cá biệt, đáng bị chỉ trích, vì nó đụng chạm đến tâm thế xã hội, gây ra những hệ lụy khó kiểm soát. Có thể nhận thấy, những gì được coi là sai lệch, trên hết là một vấn đề được xác định về mặt xã hội bởi một cộng đồng xã hội hay một nhóm người bên trong cộng đồng đó.

Thực tế cũng cho thấy, sai lệch chịu sự chi phối bởi quyền lực, sự bất công trong xã hội. Chẳng hạn, có những hành vi giống nhau nhưng người không có quyền lực bị xem là lệch lạc và có thể chịu hình phạt, trong khi người có quyền lực thì không. Không những vậy một hành vi có được coi là lệch lạc hay không tùy thuộc vào quan niệm của xã hội, vào cách mà người khác nhận thức tình huống. Sai lệch xã hội chỉ tồn tại trong mối quan hệ với các tiêu chuẩn văn hóa, một hành vi được coi là lệch lạc trong mối quan hệ với những tiêu chuẩn văn hóa cụ thể. Những tiêu chuẩn văn hóa rất khác nhau giữa các nền văn hóa, trong mỗi nền văn hóa cũng khác nhau ở các tiêu văn hóa...; hơn nữa tiêu chuẩn văn hóa còn thay đổi theo thời gian nên quan niệm về sự lệch lạc cũng khác nhau và thay đổi theo thời gian. Chẳng hạn, chỉ những năm gần đây ở Việt Nam, hút thuốc lá ở nơi công cộng được coi là hành vi lệch lạc, trong khi trước đó nó là việc khá bình thường.

Có 4 yếu tố cấu thành sai lệch xã hội (nguyên nhân khách quan).

Một là, do những sai lệch trong hệ thống giá trị. Hệ thống giá trị trong xã hội được hình thành qua các thời kỳ lịch sử nhất định và do vậy nó mang tính lịch sử; nó sẽ mất đi khi không còn phù hợp với thực tiễn xã hội song nó lại được hình thành mới khi thực tiễn biến đổi. Hệ thống giá trị được chia thành các giá trị chung phổ quát (giá trị nhân loại) và các giá trị thuộc về một giai cấp hay tầng lớp nào đó. Bất kỳ một sự chệch hướng giá trị của xã hội hiện hành đều có thể bị coi là sai lệch xã hội.

Hai là, do sự biến đổi các chuẩn mực xã hội. Trong đời sống xã hội, chuẩn mực xã hội là những quy ước chung của cả cộng đồng hay một nhóm xã hội nhất định, quy định những hành vi cụ thể của mỗi cá nhân trong mỗi tình huống cụ thể nhất định. Sự xem nhẹ các chuẩn mực xã hội, không tuân thủ các chuẩn mực xã hội có thể dẫn tới những hành vi sai lệch xã hội. Tuy nhiên, cũng như bất kỳ hiện tượng xã hội nào, chuẩn mực xã hội cũng luôn biến đổi theo thòi gian. Chuẩn mực đã biến đổi hoặc bị bóp méo hoặc không được áp dụng đúng chỗ thì dẫn đến hành vi sai lệch xã hội.

Ba là, do sự thay đổi các quan hệ xã hội. Quan hệ xã hội nảy sinh trong quá trình con người cùng nhau hoạt động sản xuất và tinh thần. Quan hệ sản xuất vật chất là quan hệ cơ bản, là cơ sở tồn tại và phát triển của xã hội, là mối quan hệ cơ bản, chi phối mọi quan hệ khác. Sự vận động và phát triển của quan hệ sản xuất kéo theo sự thay đổi của các quan hệ xã hội. Chuẩn mực, giá trị xã hội vừa phản ánh các quan hệ xã hội vừa điều chỉnh các quan hê xã hội. Các quan hệ xã hội thay đổi sẽ làm cho hệ thống giá trị, chuẩn mưc xã hội cũng biến đổi và dẫn đến các hành vi sai lệch xã hội.

Bổn là, do sự rối loạn các thiết chế xã hội. Các thiết chế xã hội có chức năng điều chỉnh, hướng dẫn và kiểm soát hành vi con người phù hợp với các chuẩn mực mà thiết chế xã hội tạo ra. Chúng được thiết lập trên các nhu cầu cơ bản của xã hội. Các thiết chế xã hội có vai trò kiểm soát và quàn lý xã hội. Tuy nhiên, trong không ít tình huống vì nhiều lý do khác nhau dẫn đến thiết chế xã hội không được vận hành một cách bình thường, thậm chí rối loan dẫn tới mất ổn định xã hội. Vì vậy, bất kỳ một sự rối loạn hay đổ vỡ thiết chế xã hội nào đều trở thành vấn đề xã hội nghiêm trọng, dẫn đến hành vi sai lệch xã hội.

Các nhóm nguyên nhân (chủ quan) cơ bản dẫn đến sai lệch xã hội.

Một là, sự không hiểu biêt, hiểu biết không đúng, không chính xác các quy tắc, yểu cầu của chuẩn mực xã hội. Trong trường hợp đó, đa số các hành vi sai lệch xảy ra chủ yếu là do các cá nhân, tập thể thiếu thông tin, kiến thức, hiểu biết về các chuẩn mực xã hội, thiếu kinh nghiệm thực tế: do họ không hiểu hoặc hiểu không đúng quy tắc, yêu cầu của các chuẩn mực xã hội, do đó họ đã thực hiện hành vi sai lệch nhất định.

Hai là, tư duy diễn dịch không đủng, sự suy diễn các chuẩn mực xã hội thiếu căn cứ logic và sử dụng các phán đoán phi logic. Điều đó có nghĩa là, khi tham gia vào các lĩnh vực cụ thể của đời sống xã hội, do thói quen suy diễn sai lầm, sử dụng các phán đoán thiếu căn cứ logic nên một số cá nhân, nhóm xã hội thường nhầm lẫn hoặc cố ý áp dụng các chuẩn mực ở lĩnh vực này vào trong lĩnh vực khác, do vậy đã vi phạm một số chuẩn mực xã hội nào đó, tức là đã thực hiện hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội.

Ba là, cuất phát từ quan niệm sai lệch tới việc thực hiện hành vi sai lệch xã hội. Trong quá trình vận động và phát triển của xã hội có những quan niệm chỉ có ý nghĩa thực tế, được coi là đúng trong xã hội cũ trước đây. Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay nó đã tỏ ra không phù họp và lỗi thời, bị coi là sai lệch chuẩn mực về cả hình thức, nội dung và tính chất. Mặc dù vậy, vẫn có những cá nhân, nhóm xã hội làm theo các các quan niệm sai lệch đó nên đã dẫn tới sai lệch xã hội.

Bốn là, các khuyết tật về tâm sinh lý dẫn tới hành vi sai lệch xã hội. Trong xã hội có những cá nhân nào đó, do dị tật bẩm sinh hoặc do tai nạn mắc phải khiến họ mang trên mình những khuyết tật nhất định về tâm sinh lý, thể chất, như: bị mù, câm, điếc, trí lực, thần kinh, rối loạn, hoang tưởng...Những khuyết tật đó làm cho các cá nhân mang khuyết tật bị mất đi một phần hoặc toàn bộ khả năng cảm nhận, nhận biết về các quy tắc, yêu cầu của chuẩn mực xã hội nói chung khiến họ thực hiện các hành vi sai lệch mà không biết.

Năm là, cơ chế về mối liên hệ nhân - quả giữa các hành vi sai lệch xã hội. Có thể thấy, quan hệ nhân quả đi từ việc thực hiện một hành vi sai lệch này tới việc thực hiện một hành vi sai lệch khác mà chủ thể không biết, hoặc biêt những vẫn cứ thực hiện là một trong những nguyên nhân đẫn đến hành vi sai lệch. Hành vi sai lệch thứ nhất được coi là nguyên nhân dẫn tới kết quả là hành vi sai lệch thứ hai. Khi xem xét môi quan hệ nhân-quả của sai lệch xã hội, chúng ta cần phải cãn cứ vào một sổ yếu tố sau: 1) Tính chất, khuynh hướng và sự phổ biến tương đối của hành vi sai lệch xã hội đó; 2) Điều kiện lịch sử, hoàn cảnh xã hội, thời gian địa điêm xảy ra sai lệch xã hội.

Hệ quả của sai lệch xã hội được nhìn nhận trên các phương diện:

Thử nhát, có thể mang nội dung, tính chất tích cực, tiến bộ, cách tân nêu như nó vi phạm, phá vỡ hiệu lực, sự chi phối của các chuẩn mực xã hôi đã lạc hậu, lỗi thời, phản động, đang kìm hãm sự phát triển của cá nhân và xã hội. Khi đó hành vi sai lệch có thể góp phần làm thay đổi nhận thức của xã hội và thúc đẩy sự tiến bộ xã hội.

Thử hai, hệ quả của sai lệch có thể mang nội dung và tính chất tiêu cực ảnh hường xấu hoặc nguy hiểm cho xã hội nếu như nó vi phạm, phá vỡ tính ổn định, sự tác động của những chuẩn mực xã hội phù hợp, tiên bộ, đang phổ biến, thịnh hành và được thừa nhận rộng rãi. Trong trường hợp này, sai lệch xã hội bị dư luận xã hội phê phán, lên án hoặc đòi hỏi phải áp dụng các biện pháp trừng phạt theo nguyên tắc, quy định của pháp luật.

Thứ ba, sai lệch xã hội được xác định là tích cực hay tiêu cực cần phải được xem xét từ quan điểm lịch sử- cụ thể để xác định những cách thức ứng xử hợp lý. Chẳng hạn, có những điều hôm nay là chân lý, là chuân mực, giá trị, ngày mai có thể trờ thành cái cá biệt, cái cản trở sự phát triển Ngược lại, cái hôm nay bị quy kết là lệch lạc, cá biệt, ngày mai có thê trở thành chuân mực, chân lý, được thừa nhận. Đôi khi cái bị quy là “sai lệch xã hội” phải đến cả trăm năm sau mới được thừa nhận[2].

Về quản lý sai lệch xã hội        

Kiểm soát xã hội là sự kiểm soát của hệ thống thiết chế xã hội đối với những nhận thức tình cảm, thái độ và hành vi của con người. Chức năng của kiểm soát xã hội là tạo ra những điều kiện cho sự bền vững, ổn định và trật tự xã hội, mặt khác tạo ra những thay đổi mang tính hợp lý và tích cực (thay đổi trong khuôn khổ được phép, không ảnh hưởng đến độ bền vững và tính ổn định cùa hệ thống xã hội). Thực tế đặt ra yêu cầu kiểm soát xã hội cần phải có tính mềm dẻo, linh hoạt, như vậy mới có thể nhận biết được ý nghĩa của sai lệch xã hội. Chẳng hạn, phân biệt được sự khác nhau giữa những sai lệch tiêu cực, đe dọa phá hoại sự ổn định và trật tự xã hội và những sai lệch là mầm mong cho sự tiến bộ, phát triển. Nếu như kiểm soát xã hội không đáp ứng được yêu cầu này, nó sẽ triệt tiêu mọi nhân tố tích cực của sự phát triển xã hội. Do vậy, thực hiện kiểm soát, quản lý sai lệch xã hội có ý nghĩa hết sức quan trọng nhăm giữ gìn và bảo vệ trật tự, kỷ cương, an toàn; cũng như sự phát triển xã hội. Quá trình kiểm soát xã hội bao gồm: tự kiểm soát và bị kiểm soát.

Tự kiểm soát là việc tuân thủ các chuẩn mực đã được cá nhân hóa chính là cơ sở của quá trình tự kiểm soát, hay kiểm soát từ bên trong. Các chuẩn mực được cá nhân hóa chính là hệ chuẩn mực của cộng đồng xã hội hoặc nhóm xã hội mà cá nhân là thành viên. Thực tế cho thấy, tự kiểm soát là công cụ hữu hiệu nhất trong kiểm soát xã hội, bởi vì nó cần ít sự giám sát và ít nỗ lực nhất để có thể trừng phạt những kẻ vi phạm. Quá trình tự kiểm soát nói lên sụ tuân thu bơi vì họ muon làm như vậy, chứ không phải là bởi vì họ sợ bị trừng phạt. Như vậy, quá trình tự kiểm soát là sự tự giác của các cá nhân trong tuân thủ các chuân mực. Cá nhân hình thành được khả năng tự kiểm soát thông qua việc tiêp nhận các phong tục tập quán, truyền thống, niềm tin, chuẩn mực và giá trị của xã hội Cá nhân có được khả năng tự kiểm soát xã hội do quá trình học tập và rèn luyện của bản thân.

Bị kiểm soát là quá trình xã hội tạo ra những biện pháp kiểm soát xã hội từ bên ngoài đôi với cá nhân, nhóm xã hội. Các biện pháp này có thể là chính thức hoặc phi chính thức. Kiểm soát xã hội phi chính thức bao gồm những dạng áp lực khác nhau được tạo ra trong các bối cảnh giao tiếp trực tiếp giữa các cá nhân nhằm đảm bảo sự tuân thủ các chuẩn mực chung. Thông qua đó, các cá nhân thể hiện sự không đồng tình và từ đó tạo áp lực khiến người khác điều chỉnh hành vi của họ. Kiểm soát xã hội chính thức là những biện pháp kiểm soát được nêu trong văn bản chính thức của xã hội và được thực thi bởi các cơ quan chức năng của nhà nước. Trong các xã hội công nghiệp và biển đổi phức tạp, kiểm soát xã hội chính thức trở nên đặc biệt quan trọng bởi không có đù các biện pháp kiểm soát phi chính thức.

Các giải pháp tăng cường kiểm soát, quản lý sai lệch xã hội:

Một là, tăng cường tuyên truyền, giáo dục và tiếp cận thông tin hướng tới việc cung câp, trang bị, hướng dân, giải đáp các thông tin vê chuân mực xã hội, có tác dụng rất lớn trong việc nâng cao tầm nhận thức, hiểu biết của con người, trong chừng mực nhất định họ biết được những việc nên làm, những điều nên tránh trong hành vi của mình.

Hai là, tăng cường các hoạt động can thiệp trị liệu về tâm lý, y - sinh học: nhằm tìm hiểu, phát hiện ở họ những khuyết tật về thể chất (mù, câm, điếc..); những khuyết tật về trí lực (bệnh hoang tưởng, bệnh tâm thân...) hoặc trạng thái say rượu, nghiện ma túy...

Ba là, chú trọng biện pháp kiểm soát, quản lý dựa trên nền tảng phát triển kinh tế - xã hội của xã hội; tức là hướng đên mục tiêu phòng ngừa, kiểm soát tận gốc rễ các sai lệch xã hội, loại bỏ những nguyên nhân là nảy sinh các sai lệch. Hướng đến các giải pháp ngăn chặn sự hình thành sai lệch xã hội gắn với “bi kịch của sự phát triển”, nảy sinh từ các quan hệ của cơ chế thị trường, hội nhập. Bổn là, tập trung kiểm soát, quản lý sai lệch hướng vào việc xây dựng các giá trị, chuẩn mực xã hội và định hướng, thúc đẩy các hành vi theo giá trị xã hội, chuẩn mực xã hội. Như, phát huy và kế thừa giá trị truyền thống cao đẹp của nhân loại; củng cố vai trò điều chỉnh của luật pháp, tăng cường các biện pháp giáo dục tuân thủ các chuẩn mực mới.

Năm là, nhấn mạnh biện pháp kiểm soát, quản lý thông qua áp dụng sự lên án và trừng phạt của xã hội đôi với những cá nhân, nhóm xã hội có hành vi sai lệch gây nhiều hệ quả tiêu cực cho xã hội, có xu hướng lặp lại, lan rộng.

Sáu là, tập trung biện pháp pháp hướng sự chủ động và trực tiếp vào việc tấn công các sai lệch xã hội, xây dựng một hệ thống tổ chức điều hành và quản lý có hiệu lực. Ở đây, căn cứ vào từng loại hành vi sai lệch; từng nhóm xã hội để phân tích và tìm ra những giải pháp tương ứng.

Bảy là, thực hiện giải pháp tiếp cận tổng hợp và kế hoạch hóa xã hội: giáo dục các giá trị văn hóa, đạo đức truyền thông, xây dựng và phổ biến lối sống lành mạnh, tiến bộ; mở rộng các hoạt động vui chơi, giải trí lành mạnh, tiến bộ; Hướng vào mục tiêu kiểm soát, quản lý và khắc phục sai lệch xã hội, chúng ta cần phải có được một quan điểm mang tính hệ thống..

Tùy vào điều kiện xã hội cụ thể mà có biện pháp kiểm soát, quản lý sai lệch xã hội phù hợp, nhưng mục tiêu cơ bản của nó không bao giờ thay đổi. Đó là sự định hướng vào những bản chất tốt đẹp của con người; bản chất tôt đẹp và nhân đạo của chế độ xã hội



[1] Nguyễn Đình Tấn (2005), Xã hội học, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội, tr 245.

[2] Đặng Cnh Khanh (2007), Khắc phục đầy đủ và toàn diện các sai lệch xã hội Tạp chí cộng sàn điện tử http://www.tapchicongsan.org.vn/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét