Tình huống bất thường là một thuật ngữ chỉ một hiện tượng, một sự kiện,
sự việc diễn ra trong đời sống xã hội có nguyên nhân từ khách quan hoặc chủ
quan dẫn đến những hậu quả xã hội ở mức độ khác nhau.
Bất thường là những biến cố
không hề mong muốn, ngoài nhận thức và không lường hết thiệt hại của nó đối với
cá nhân và xã hội
Ở nước ta các tình huống
bất thường nảy sinh do tự nhiên như: lũ lụt, hạn hán, dịch bệnh, sự cố môi
trường... xảy ra trong thời gian qua đã gây thiệt hại rất lớn. Bên cạnh đó,
những tình huống bất thường nảy sinh do tác động của các yếu tố xã hội cũng
đang có những tác động tiêu cực không nhỏ đến đời sống mọi mặt của nhân dân.
Tình huống bất thường có
thể diễn ra ở mức độ tác động giống nhau, nhưng khác nhau ở sự tiếp cận của con
người. Nếu tiếp cận thụ động (không đủ khả năng nắm bắt) thì trở thành bất
thường. Chúng làm cho hoạt động quản lý xã hội không lường trước được, năm
ngoài dự kiến, vượt quá sự chuẩn bị đối phó, gây thiệt hại trầm trọng cho con
người, để lại di hại không dễ khắc phục ngay được. Có loại tình huống bất
thường không phải do tốc độ của diễn biến (đột ngột, tức thời), mà là sự mất
niềm tin nghiêm trọng dưới con mắt của người dân và chế độ như sự phát sinh lợi
ích nhóm trong xã hội, tình trạng tham nhũng thực sự đe dọa cơ chế và thể
chế...Tính bất thường ở đây được nhận thức là mặt trái của xã hội mang hậu quả
đặc biệt nghiêm trọng.
Tình huống bất thường được
xác định theo các đặc điểm như sau:
Thứ nhất, là những sự kiện có thực, đã diễn ra. Chính những diễn biến đã diễn ra,
tác động ảnh hưởng, mang tới hậu quả xã hội ở một nơi, một thời điểm nhất định
làm cơ sở nghiên cứu, phân tích, tìm ra các yếu tố mang tính quy luật hoặc ngẫu
nhiên trong nhận thức khoa học và lý thuyết nhất định về chúng.
Thứ hai, mang yếu tố khách quan hoặc chủ quan. Yếu tố khách quan được phân ra bởi
các tình huống diễn ra từ sự vận động của các yếu tố trong tự nhiên mang tính
quy luật tương đối ổn định, ngoài ý muốn chủ quan của con người (cá nhân, cộng
đồng hay tổ chức). Yếu tố chủ quan thuộc về những tình huống gắn liền với nhận
thức của con người.
Thứ ba, tính chất tác động, ảnh hưởng của các tình huống bất thường tới sự biến
đổi tiêu cực tới điều kiện sinh hoạt có thể từ những nguyên nhân tự nhiên khách
quan hoặc xã hội, mức độ gây ra hậu quả và khả năng khắc phục.
Những tình huống bất
thường có thể là các hiện tượng xã hội có các nguyên nhân khác nhau do con
người, như: chiến tranh gây ra sự khủng hoảng kinh tế, suy kiệt tiềm năng phát
triển, làm chết chóc, gây đau thương về tổn thất con người; từ nguyên nhân suy
thoái kinh tế dẫn đến các chính sách cực đoan; do tai nạn giao thông, hỏa hoạn;
sự cố ô nhiễm môi trường, ngộ độc thực phẩm, phá sản doanh nghiệp, vỡ hụi...Các
tình huống bất thường có nguyên nhân từ tự nhiên, như: biến đổi khí hậu, thời
tiết, sụt lún địa chất, hạn hán, núi lửa, sóng thần, ngập mặn, lũ lụt, dịch
bệnh.. .Các nguỵên nhân nàý có thể nằm ngoài sự tác động của con người nhưng
cũng có thể do chính hoạt động của con người tạo ra. Kinh nghiệm nhiều nước cho
thấy, khi xảy ra khủng hoảng tài chính, người dân thường đổ xô rút tiên hàng
loạt, bán tháo cổ phiếu, gây sụp đổ cả hệ thống ngân hàng hoặc rung động thị
trường chứng khoán. Thảm họa môi trường không chỉ đe dọa đến ô nhiễm không khí,
nguồn nước, đất mà cả điều kiện sinh kế lâu dài của cư dân. Khủng hoảng tài
chính và thảm họa môi trường bao giờ gắn với hiệu ứng đám đông, gây nên các hê
lụy xã hội nặng nề, nếu không có biện pháp xử lý sẽ gây nên các đảo lộn xã
Quản lý tình huống bất
thường là quá trình chủ động và thực hiện hiệu quả các mục tiêu của các chủ thể
quản lý xã hội: 1) Đương đâu với thực tê; 2) Bình tĩnh xây dựng kế hoạch, tìm
biện pháp khả thi, thực hiện mọi cách để giản thiểu hậu quả và ngăn chặn không
cho bất thường lan nhanh hay kéo dài: 3) Chia sẽ thông tin; 4) Phân tích sâu
gốc rễ các vấn đề; 5) Săn sàng đón nhận hậu quả xấu; 6) Tranh thủ cơ hội tốt;
7) Ra quyết định kịp thời, hiệu quả; 8) ổn định và phát triển sau tình huống
bất thường.
Việc nhận diện chính xác
các tình huống bất thường trong thực tế, nghiên cứu các hệ lụy do chúng gây ra
và đề xuất một số vấn đề về quản lý xã hội đối với các tình huống đó là điều
hết sức cần thiết, đặc biệt trong tình hình hiện nay[1].
Việc ngăn ngừa tác hại của các tình huống bất thường phụ thuộc vào các yếu tố
như tính cộng đồng, kinh nghiệm, năng lực tổ chức quản lý và tiềm năng vật
chất, kỹ thuật cùa nhà nước.
Để chủ động, đảm bảo tính
hiệu quả trong quản lý tình huống bất thường cần thực hiện tốt các giải pháp sau:
Một là, cần có quan điểm rõ ràng để ngăn chặn các tình huống bất thường trong tổng
thể chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước, từ đó làm cơ
sở cho việc huy động mọi nguồn lực xã hội, trong nước và quốc tế nhằm chủ động
phòng ngừa, quản lý hiệu quả tình huống bất thường.
Hai là, các khoa học có liên quan cần đưa tình huống bất thường trở thành đối
tượng nghiên cứu của mình. Trong đó, khoa học quản lý xã hội cần xác định đối
tượng nghiên cứu chính là các tình huống bất thường và kết quả nghiên cứu là
nhằm phục vụ quản lý các tình huống bất thường ngày càng chủ động, hiệu quả.
Việc tăng cường nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ sẽ giúp chủ động, hiệu
quả hơn trong dự báo, kiểm soát, phòng ngừa các tình huống bất thường trong tự
nhiên và xã hội.
Ba là, thực hiện tốt
việc phân loại các tình huống bất thường để chủ động quản
lý. Bởi vì, các tình huống bất thường có chung một đặc điểm là gây thiệt hại
nghiêm trọng cho xã hội; nhưng có sự khác nhau ở nguyên nhân, diễn biên, khác
nhau ờ môi trường, không gian xuất hiện...Do đó, cần thiết phải phân loại để có
sự chủ động ứng phó dưới dạng nhận biết, chuẩn bị và đề ra các giải pháp ứng
phó. Trên cơ sở đó, các chủ thể quản lý kịp thời thực hiện các biện pháp quản
lý xã hội phù hợp, đạt hiệu quả cao.
Bốn là cần thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi của các nhóm xã hội đề thích
nghi với các tình huống bất thường. Chủ động thông tin và trung thực về thông
tin trong tình huống bất thường là một yêu cầu quan trọng. Thông tin về tình
huống bất thường cần được đưa ra kịp thời, không né tránh, không phỏng đoán và
tránh những thông tin gây hiệu ứng tiêu cực. Khi các vụ việc bất thường xảy ra,
đại diện các cơ quan chức năng trả lời truyên thông, báo chí cần lựa chọn các
thông điệp khách quan, khoa học và trung tính.
Năm là, các chủ thể liên quan đến hoạt động quản lý xã hội phải có một tầm nhìn
xa và hiểu biết đầy đủ, sâu sắc về các tinh huống bất thường. Chủ thê quản lý
xã hội, nhất là Nhà nước cần tăng cường các hoạt động truyền thông, nâng cao
năng lực, kỹ năng cho người dân ứng phó với các tình huống bât thường. Thông
qua đó tang cường sự hiểu biết, kỹ năng, thúc đẩy các nhóm xã hội/địa phương
thoát khỏi tình huống bất thường.
Sáu là, cần nghiên cứu, ban hành và thực hiện một hệ thống pháp luật quy định vê
trách nhiệm và năng lực quản lý tình huống bất thường chặt chẽ và hiệu quả. Căn
cứ của hoạt động quản lý tình huống bất thường là nhà nước phải là khung thể
chế thông qua hệ thống pháp luật. Hệ thống các quy phạm cần được đặt ra một
cách đồng bộ, kịp thơi, bắt đầu tư khung thể chế trong Hiên pháp, luật và các
văn bản quy phạm hành chính.
Bảy là, nghiên cứu xây dựng phát triển cơ quan, tổ chức chuyên trách và chuyên
nghiệp có chức năng ứng phó với tình huống bất thường; đầu tư thỏa đáng các
ngưôn lực, trang thiết bị công nghệ hiện đại cho hoạt động ứng phó với tình
huông bât thường. Thường xuyên thực hiện nghiên cứu khoa học, tổng kết, đánh
giá, rút kinh nghiệm từ các tình huống bất thường đã xảy ra.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét