Tự do tôn giáo được xem xét dưới nhiều góc độ. Dưới góc độ pháp lý, tự do tôn giáo là một khái niệm để chỉ quyền tự do theo đạo, tự do bỏ đạo, tự do đổi đạo, tự do thể hiện và thực hành đức tin của mình, tự do trong sinh hoạt tôn giáo, v.v. Đây không chỉ là quyền của cá nhân tín đồ, chức sắc mà còn là quyền của các tổ chức tôn giáo có tư cách pháp nhân. Cũng từ phương diện pháp lý cho thấy, ở bất cứ quốc gia nào, quyền tự do tôn giáo hay bất cứ một quyền dân sự hay chính trị nào khác cũng đều phải diễn ra trong khuôn khổ pháp luật. Không có tự do vô chính phủ, tự do vô nguyên tắc, tự do một cách tuyệt đối.
Thực tế
các tôn giáo ở Việt Nam hiện nay, cho thấy bất cứ tổ chức hay cá nhân nào cũng
không được phân biệt đối xử vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo hay vi phạm quyền tự
do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân. Đồng thời, không được lợi dụng quyền tự
do tín ngưỡng, tôn giáo để phá hoại hòa bình, độc lập, thống nhất đất nước;
kích động bạo lực hoặc tuyên truyền chiến tranh, tuyên truyền trái với pháp
luật, chính sách của Nhà nước; chia rẽ nhân dân, chia rẽ các dân tộc, chia rẽ
tôn giáo; gây rối trật tự công cộng, xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, nhân
phẩm, danh dự, tài sản của người khác, cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ
công dân; hoạt động mê tín dị đoan và thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật
khác.
Đời
sống tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam hiện nay khá sôi động và đa dạng với nhiều
hình thức sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo khác nhau, nhiều tổ chức tôn giáo và mô
hình tổ chức khác nhau. Các tôn giáo đều tôn trọng lẫn nhau, hoạt động trong
khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật; đại bộ phận chức sắc, tín đồ sống phúc âm
trong lòng dân tộc, tốt đời, đẹp đạo. Tín đồ gương mẫu cũng là công dân gương
mẫu. Thế nhưng, một bộ phận nhỏ chức sắc và tín đồ một số tôn giáo lại không
nhận ra thực tế này, với nhiều tham vọng chính trị và bị lôi kéo, kích động của
các thế lực thù địch, dẫn đến có những hành động cực đoan quá khích chống lại
chủ trương, đường lối, của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo
nói riêng và trên các lĩnh vực nói chung. Họ lợi dụng tôn giáo, quyền tự do tín
ngưỡng, tôn giáo để kích động và tiến hành các hoạt động chống chính quyền và
chế độ xã hội chủ nghĩa dưới chiêu bài “đấu tranh cho tự do tôn giáo, dân chủ,
nhân quyền”; liên kết và phụ họa với các thế lực thù địch, các phần tử phản
động, chống đối ở cả trong và ngoài nước để hoạt động chống phá.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét