Thực
tế cho thấy, hoạt động lợi dụng vấn đề nhân quyền chống Việt Nam đang được các
thế lực thù địch cả trong và ngoài nước không ngừng đẩy mạnh với quy mô ngày
càng mở rộng, tính chất ngày càng gay gắt, quyết liệt, theo kiểu “mềm, ngầm,
sâu, hiểm”, vô cùng tinh vi, xảo quyệt.
Nhận
diện chiêu trò chống phá nhân quyền trên một số lĩnh vực
Trong
lĩnh vực pháp lý: Các thế lực thù địch không những đưa ra các luận điệu vô lý
để phê phán một số điều luật hay văn bản pháp lý cụ thể của Việt Nam, nhất là
họ tập trung đả phá Hiến pháp năm 2013 rồi cho đó là lạc hậu, trái với quy định
và luật pháp, thông lệ quốc tế, từ đó lên giọng chỉ trích toàn bộ hệ thống pháp
luật của Việt Nam, cho là thiếu hụt, khập khiễng, chưa phù hợp. Đồng thời, họ
vin vào việc một số cán bộ, nhân viên Nhà nước vi phạm pháp luật để rêu rao cán
bộ, nhân viên Nhà nước đứng ngoài pháp luật, kích động, kêu gọi mọi người không
tuân thủ và không thi hành pháp luật. Họ lấy cớ số cá nhân lợi dụng quyền tự do
ngôn luận, tự do báo chí để chống phá Nhà nước và chế độ bị cơ quan chức năng
bắt giữ, khởi tố, xử lý theo pháp luật để vu khống Việt Nam vi phạm nhân quyền
trong khi giải quyết các vấn đề cụ thể liên quan đến tự do cá nhân.
Trong
lĩnh vực văn hóa: Họ cố tình cắt xén, diễn giải một chiều theo ý đồ xấu, dựng
chuyện Việt Nam không thực hiện đúng tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền như đã
cam kết, đặc biệt là Điều 19 về quyền tự do ngôn luận, tự do bày tỏ chính kiến;
vu cáo, xuyên tạc Nhà nước ta rẻ rúng, nghi kỵ trí thức, đàn áp văn nghệ sỹ,
bóp nghẹt tự do báo chí, tự do văn học nghệ thuật… Thổi phồng, đề cao, cổ súy
cho số phần tử lợi dụng văn học nghệ thuật để bôi đen bức tranh hiện thực đất
nước, hà hơi, tiếp sức cho những phần tử mà họ gọi là “dũng cảm lột xác” dám
nhìn nhận lại bản chất đích thực của cuộc chiến tranh giải phóng của Việt Nam,
xóa nhòa ranh giới giữa kẻ xâm lược và bọn tay sai với quân đội và quần chúng
cách mạng, biến cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ thành cuộc “nội chiến”
do “tham vọng của cộng sản” gây ra; ca ngợi chính quyền Sài Gòn theo kiểu hoài
niệm, nhớ lại; cố tình gây chia rẽ, tạo ra tâm lý phân biệt vùng miền, làm giảm
sự quyết tâm, đồng lòng của nhân dân cả nước trước những thách thức của thiên
tai, dịch bệnh.
Thậm
chí, họ còn phô trương bản chất “đạo đức giả” khi dựng lên các chương trình
mang tính nhân văn, nhân đạo kêu gọi mọi người chung tay giúp đỡ nhau nhưng kỳ
thực là trò lừa bịp. Các thế lực thù địch còn tuyên truyền, vận động dựng lên những
“nhân vật tiêu biểu”, những màn kịch “trao giải thưởng quốc tế” cho những người
“tiên phong trong cuộc đấu tranh vì tự do, vì dân chủ”, thực ra đó là những đối
tượng chống đối, bất mãn; lợi dụng tình hình dịch COVID -19 đăng bài phỏng vấn
liên tục các cá nhân “bất đồng chính kiến”, người lao động nghèo, yếu thế để
chống phá.
Trong
lĩnh vực dân tộc, tôn giáo: Lợi dụng sự việc các cơ quan chức năng bắt, điều
tra, xử lý những đối tượng lợi dụng dân tộc và tôn giáo có hành vi chống đối,
vi phạm pháp luật… để xuyên tạc và vu cáo Việt Nam vi phạm nhân quyền. Một số
cá nhân mượn danh nghĩa chức sắc, tín đồ tôn giáo được sự tiếp tay của các thế
lực thù địch đã lợi dụng nhân quyền trong lĩnh vực dân tộc, tôn giáo để chống
phá chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta. Các thế lực thù địch
vừa tích cực rêu rao, vừa vu cáo Việt Nam không có tự do tín ngưỡng, không cho
tự do hành đạo và đàn áp tôn giáo, chia rẽ các tôn giáo, đồng bào lương, giáo
để chống lại chính sách đoàn kết, ổn định phát triển kinh tế…
Trong
lĩnh vực thực hiện chính sách với tù nhân: Tù nhân là những cá nhân vi phạm
pháp luật Việt Nam, phải chấp hành các chế tài theo luật định. Trong số các tù
nhân này có người lợi dụng nhân quyền để chống phá lại chế độ, nhà nước ta.
Thời gian qua, đây là một trong những điểm nóng, một mối quan tâm thường xuyên
và cũng là một “mảnh đất” của các thế lực thù địch nhằm vào để can thiệp, vu
cáo Nhà nước Việt Nam. Thông qua cơ chế của Liên hiệp quốc, qua nghị viện một
số nước hoặc tổ chức phi chính phủ hoạt động về lĩnh vực này, số tổ chức, cá
nhân phản động lưu vong cung cấp những thông tin sai lệch, xuyên tạc, mang tính
quy chụp, dựng chuyện gửi các “kiến nghị”, “thư ngỏ” lên các tổ chức quốc tế
thiếu thiện chí với Việt Nam để chống phá; đồng thời, cố tình đánh tráo bản
chất, gieo rắc tâm lý bất an, gây hiểu nhầm, hiểu sai trong dư luận.
Không
ngừng nỗ lực để bảo đảm nhân quyền
Văn
kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng tiếp tục khẳng định “Nhân
dân là trung tâm, là chủ thể của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;
mọi chủ trương, chính sách phải thực sự xuất phát từ cuộc sống, nguyện vọng,
quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân, lấy hạnh phúc, ấm no của nhân dân là
mục tiêu phấn đấu”; “Phát triển con người toàn diện và xây dựng văn hóa Việt
Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc để văn hóa, con người Việt Nam thực sự
trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc”;
“…con người Việt Nam là trung tâm, mục tiêu và động lực phát triển quan trọng
của đất nước”.
Quyền
con người được khẳng định trong bản Hiến pháp các năm 1946, 1959, 1992 và 2013.
Hiến pháp năm 2013 có 11 chương, 120 Điều. Trong đó, chương về quyền con người,
quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân là chương có điều luật nhiều nhất, gồm 36
điều (từ Điều 14 đến Điều 49).
Để
có cơ sở pháp lý thúc đẩy và bảo vệ, bảo đảm quyền con người, Nhà nước Việt Nam
đã có những nỗ lực không ngừng cho việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp
luật về quyền con người. Tính từ năm 2014 đến nay, Quốc hội nước ta đã sửa đổi,
bổ sung, ban hành mới hơn 100 văn bản luật, pháp lệnh liên quan đến việc bảo
đảm quyền con người, quyền công dân phù hợp với Hiến pháp 2013. Trong số đó có
những luật cơ bản, quan trọng như: Bộ luật Hình sự 2015, Bộ luật Tố tụng hình
sự 2015, Bộ luật Dân sự 2015, Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, Luật Thi hành tạm
giữ, tạm giam 2015, Luật Trưng cầu dân ý 2015, Luật Tín ngưỡng tôn giáo 2016,
Luật Trẻ em 2016, Luật Báo chí 2016, Luật Tiếp cận thông tin 2016, Luật An ninh
mạng 2018, Luật Đặc xá 2018… Việc hoàn thiện khung pháp luật về quyền con
người, quyền công dân nói trên đã phản ánh đúng bản chất của chế độ ta, đó là
xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.
Tăng cường cơ chế dân chủ, công khai để mọi cá nhân trong xã hội đều có thể
tham gia xây dựng, quản lý xã hội, giám sát các hoạt động của cơ quan nhà nước,
cũng như tạo ra khuôn khổ pháp lý để các cơ quan nhà nước hoạt động tốt hơn,
phục vụ tốt hơn nhu cầu của mọi tầng lớp nhân dân.
Hiện
nay, Việt Nam là một trong những nước tích cực, chủ động tham gia vào hầu hết
các công ước quốc tế về quyền con người do Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế
khác ban hành. So với nhiều nước trong khu vực và các nước phát triển, Việt Nam
không thua kém về số lượng là thành viên các công ước quốc tế về quyền con
người. Tính đến năm 2021, Việt Nam đã phê chuẩn, gia nhập 7/9 công ước cơ bản
của Liên hợp quốc về quyền con người; phê chuẩn, gia nhập 25 công ước của Tổ
chức Lao động Quốc tế (ILO), trong đó có 7/8 công ước cơ bản. Việt Nam đã phê chuẩn
hoặc tham gia nhiều điều ước quốc tế về nhân quyền. Việt Nam luôn khẳng định
trên thực tế là thành viên nỗ lực tham gia các công ước quốc tế với tinh thần,
trách nhiệm cao nhất, được nhiều tổ chức quốc tế, các quốc gia đánh giá cao.
Mặc
dù nước ta đang gặp không ít những trở ngại, thách thức do thiên tai, dịch bệnh
và từ sự chống phá của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị nhưng
vấn đề nhân quyền của Việt Nam luôn được thực thi trên thực tế. Việt Nam đã đạt
được những thành tựu to lớn và vững chắc về nhân quyền. Điều đó không chỉ thể
hiện ở những nỗ lực của chúng ta trong xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật,
mà còn được thể hiện ở việc bảo đảm quyền còn người, quyền công dân trên các
lĩnh vực của đời sống xã hội.
Điển
hình như, Việt Nam là một trong sáu quốc gia thành viên Liên hợp quốc đã hoàn
thành phần lớn các Mục tiêu Phát triển thiên niên kỷ trước thời hạn năm 2015 và
được xem là tấm gương điển hình của cộng đồng quốc tế trong thực hiện mục tiêu
phát triển bao trùm, không ai bị bỏ lại phía sau của Liên hợp quốc. Theo Báo
cáo “Phát triển con người năm 2019” được Chương trình Phát triển Liên hợp quốc
(UNDP) công bố ngày 9/12/2019, với chỉ số HDI là 0,63, Việt Nam xếp thứ 118
trong tổng số 189 nước… Với những thành tựu trong việc tôn trọng, bảo đảm về
quyền của con người, Việt Nam được tín nhiệm là thành viên của Hội đồng Nhân
quyền Liên hợp quốc (nhiệm kỳ 2014 - 2016). Tại khóa họp lần thứ 73, tại trụ sở
Liên hợp quốc vào ngày 7/6/2019, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã bầu Việt Nam làm
Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020 - 2021
với số phiếu gần như tuyệt đối (192/193 phiếu). Gần đây, Việt Nam đã thực hiện
tốt vai trò Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc với nhiều dấu ấn, đóng góp
sáng tạo, thiết thực, trong đó có vấn đề bảo đảm quyền con người trước những
thách thức do đại dịch COVID-19 gây ra, được cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh
giá cao và làm cho vị thế và uy tín của Việt Nam ngày càng tăng trên trường
quốc tế.
Thành
tựu đảm bảo nhân quyền tại Việt Nam trên các lĩnh vực đời sống văn hóa, kinh
tế, xã hội, đặc biệt là những thành tựu của Việt Nam trong việc phòng, chống
dịch COVID-19 và bảo đảm quyền sống là quyền cao nhất trong đại dịch COVID-19
là những minh chứng rõ nét nhất trong bảo đảm quyền của con người trước những
biến cố, đại dịch mà người dân trên toàn thế giới phải trải qua.
Đánh
giá về nhân quyền cần phải đảm bảo cách nhìn khách quan, toàn diện, không thể
phán theo kiểu “thầy bói xem voi”, không thể lấy một số vụ việc tiêu cực, những
hiện tượng sai lệch mà quy chụp thành bản chất. Những thông tin để làm căn cứ
đánh giá, báo cáo, xếp loại nhân quyền Việt Nam của một số tổ chức quốc tế
thiếu thiện chí đều khai thác từ số đối tượng thù địch, phản động, bất mãn, cơ
hội chính trị, số này luôn có những hành động hủy hoại mọi nỗ lực, thành tựu
của Việt Nam trong vấn đề nhân quyền. Khi không có bất kỳ các hoạt động khảo
sát, trải nghiệm vấn đề nhân quyền của một quốc gia thì mọi đánh giá về nhân
quyền của quốc gia đó đều mang tính chủ quan, thiếu tính thực tiễn, sai lệch.
Mặt khác, không thể mượn danh nhân quyền để tung hô cho lối sống tự do “vô
pháp” để biện minh việc làm sai trái, quay lưng lại Tổ quốc, dân tộc.
Chu
Xuân Đại Thắng
Cand.com.vn
Người dân Việt Nam cần nâng cao cảnh giác với các luận điệu chống phá của các thế lực thù địch; đồng thời tích cực đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu thủ đoạn hiểm độc, tinh vi của chúng.
Trả lờiXóa