Nét đặc trưng riêng biệt và độc đáo của người
Khmer
Dân tộc
Khmer là một trong 54 dân tộc ở Việt Nam và được đánh giá là dân tộc sở hữu
nhiều nét đặc trưng riêng biệt và độc đáo. Thống kê cho thấy, dân tộc Khmer ở
Việt Nam có khoảng 1,3 triệu người, sống tập trung ở tại các tỉnh miền Tây Nam
Bộ như: Trà Vinh, Sóc Trăng, Kiên Giang, An Giang, Bạc Liêu, Cần Thơ, Vĩnh Long
và phân bố rải rác ở một vài nơi khác. Người Khmer có ngôn ngữ và chữ viết
riêng. Tiếng nói của dân tộc Khmer thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khơ Me. Trang phục
truyền thống của người dân Khmer mang những đặc trưng riêng về tạo hình và mặt
thẩm mỹ. Nam nữ đều mặc xà rông bằng lụa tơ tằm, người có tuổi mặc quần áo bà
ba màu đen còn nam giới khá giả sẽ mặc bộ bà ba màu trắng, khăn rằn quấn trên
đầu hoặc vắt qua vai. Trong đám cưới, trang phục của chú rể là áo xà rông có
màu đỏ, cổ đứng với hàng khuy trước ngực, bên vai trái quàng chiếc khăn
dài trắng. Cô dâu sẽ mặc váy màu tím hoặc màu hồng, áo dài màu đỏ, quàng khăn
và đội mũ cưới truyền thống…
Đồng
bào Khmer có nhiều lễ hội đặc sắc, tiêu biểu là Tết đón năm mới và Lễ cúng
trăng. Trong những dịp này, bà con thăm hỏi, chúc lẫn nhau, tổ chức nhiều hoạt
động văn nghệ, thể thao. Ngoài ra, dân tộc Khmer còn có nền âm nhạc sân khấu
truyền thống Dù kê, một sự kết hợp có nguồn gốc từ cả Ấn Độ lẫn Đông Nam Á, bao
gồm các loại hình nghệ thuật như: ca, múa, âm nhạc, vũ thuật, phục trang, hóa
trang, hội họa và ẩm thực. Nghệ thuật sân khấu Dù kê vừa phục vụ nhu cầu vui
chơi giải trí, vừa giúp người xem cảm nhận được điều hay lẽ phải, nhận thức
được thiện - ác, chính - tà, định hướng cho con người. Với những giá trị đặc
biệt đó, sân khấu Dù kê đã được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể
quốc gia, loại hình Nghệ thuật trình diễn dân gian.
Người
Khmer Nam Bộ hầu hết đều theo tín ngưỡng Phật giáo, hệ phái Nam Tông. Di sản
đặc sắc nhất của văn hoá Khmer cũng chính là nghệ thuật và kiến trúc chùa tháp:
chùa có mái cao thẳng đứng, hoa văn họa tiết sơn vàng, hệ thống tượng Phật,
thần Kabil Maha Prum, nữ thần đất, hung thần Reahu, tiên nữ, vũ nữ Apsara,
người chim, vua khỉ Hanuaman...
Chùa là
nơi người Khmer thực hiện nghi lễ của Phật giáo, dạy chữ Khmer, lễ hội, truyền
bá kinh nghiệm sản xuất; là nơi gìn giữ, bảo tồn và phát huy những giá trị văn
hóa độc đáo của dân tộc. Đồng thời, đây cũng là nơi tuyên truyền, hướng dẫn
đồng bào dân tộc Khmer tuân thủ các quy định của pháp luật, tích cực tham gia
phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội, giữ gìn an ninh trật tự.
Như ở tỉnh Sóc Trăng, sau vài năm hoạt động,
mô hình “Sư sãi và phật tử tham gia phòng, chống tội phạm, đảm bảo ANTT” đạt
được mục tiêu chung là đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn đồng bào dân
tộc Khmer trên địa bàn tỉnh tuân thủ các quy định của pháp luật, tích cực tham
gia phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội, giữ gìn an ninh trật tự. Đặc biệt
là từ mô hình này, việc cung cấp cho lực lượng Công an những thông tin có liên
quan đến tình hình an ninh trật tự tại khuôn viên chùa cũng như trên địa bàn
các xã, huyện, thị xã ở tỉnh Sóc Trăng ngày càng nhanh chóng, kịp thời hơn.
Thượng
tọa Trần Văn Tha – Phó trưởng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Chánh Thư
ký Hội đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Sóc Trăng, trụ trì chùa Sê Rây Ta Mơn chia
sẻ thêm rằng, đến nay, Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước của tỉnh đã thực hiện tốt
chức năng hướng dẫn đồng đào dân tộc Khmer sinh hoạt tôn giáo đúng quy định,
phối hợp với các ngành chức năng tuyên truyền; vận động chức sắc, đồng bào phật
tử tham gia các phong trào xã hội ở địa phương, chấp hành tốt chủ trương, đường
lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và cùng chung tay tham gia
phòng chống tội phạm, bảo đảm ANTT. Bên cạnh sự quan tâm của Đảng, Nhà nước tới
tôn giáo, đời sống bà con cũng đang từng bước được nâng cao nên càng tạo thêm
sự tin tưởng, đoàn kết giữa các dân tộc trong tỉnh.
Những chính sách phát triển hiệu quả
Thực
hiện nhất quán đường lối “Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau
cùng tiến bộ”, Đảng, Nhà nước ta đã ban hành hệ thống chính sách đầu tư, hỗ trợ
đồng bộ, ưu tiên bố trí nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào
dân tộc Khmer. Trong đó phải kể đến Chỉ thị số 68-CT/TW ngày 14/4/1991 của Ban
Bí thư Trung ương Đảng khóa VI và Thông báo số 67-TB/TW ngày 14/3/2007 của Ban
Bí thư Trung ương Đảng khóa X “Về công tác ở vùng đồng bào dân tộc
Khmer”; Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa
IX “Về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì dân giàu, nước mạnh, xã
hội công bằng, dân chủ, văn minh”; Kết luận số 57-KL/TW, ngày 03/11/2009, của Bộ
Chính trị “Về công tác dân tộc”; Kết luận số 28-KL/TW, ngày 14/8/2012 của Bộ
Chính trị về “Phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội và
bảo đảm an ninh, quốc phòng vùng đồng bằng sông Cửu Long, thời kỳ 2011 -
2020” nhằm xây dựng tổng thể các chính sách ưu đãi riêng cho đồng bào dân
tộc thiểu số ở Đồng bằng sông Cửu Long, trọng tâm là đồng bào Khmer giai đoạn
2014 - 2020 và có Chiến lược phát triển toàn diện đối với đồng bào dân tộc
Khmer đến năm 2030, định hướng đến năm 2050; Chỉ thị số 19-CT/TW ngày 10/1/2018
của Ban Bí thư về tăng cường công tác ở vùng đồng bào dân tộc Khmer trong tình
hình mới...
Việc
thể chế hóa các chỉ thị, nghị quyết của Đảng đã được Chính phủ, các ban, bộ,
ngành và các tỉnh có đông đồng bào dân tộc Khmer thực hiện nghiêm túc, cụ thể,
phù hợp với sự phát triển chung của cả vùng và từng địa phương. Đến nay, Chính
phủ ban hành 100 văn bản thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng đang
triển khai thực hiện trên địa bàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long, trong đó có 58
chính sách chung có liên quan đến chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số
và 42 chính sách riêng đối với đồng bào dân tộc thiểu số; chủ yếu là các quyết
định phê duyệt các chính sách, dự án quan trọng, toàn diện đối với vùng Đồng
bằng sông Cửu Long nói chung, đối với đồng bào Khmer nói riêng.
Hòa thượng Tăng Nô - Trưởng ban Trị sự Giáo
hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Sóc Trăng, Phó Hội trưởng Thường trực Hội Đoàn kết
sư sãi yêu nước tỉnh Sóc Trăng cho biết, những năm qua, nhờ các chủ trương,
chính sách hỗ trợ về mọi mặt của Đảng và Nhà nước, diện mạo vùng đồng bào dân
tộc Khmer đã thay đổi, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào được nâng lên
rõ rệt; đặc biệt là việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn;
phát triển kinh tế - xã hội trong vùng đồng bào Khmer sinh sống và các chính
sách về an sinh xã hội. Tại thời điểm trước khi Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa
XII ban hành Chỉ thị số 19-CT/TW ngày 10/1/2018, theo thống kê của Ủy ban Dân
tộc, các chương trình, dự án triển khai ở vùng đồng bào dân tộc Khmer, đã xây
dựng 90 nghìn nhà ở, hỗ trợ đất sản xuất, đất ở cho 30.025 hộ; hỗ trợ đào tạo,
chuyển đổi ngành nghề, giải quyết việc làm cho 18.609 lao động và 5.139 hộ.
“Bà con rất phấn khởi vì được sự quan tâm của
Đảng, Nhà nước, vì thế luôn nỗ lực và thực hiện đúng nếp sống “tốt đời đẹp
đạo”, Hòa thượng Tăng Nô nói. Trong khi đó, Thượng toạ Trần Văn Tha, Phó trưởng
Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Sóc Trăng, trụ trì chùa Sê Rây Ta
Mơn thì nhấn mạnh: “Cấp uỷ Đảng, chính quyền luôn quan tâm, tạo mọi điều kiện
tốt nhất cho các cơ sở tôn giáo, chức sắc, chức việc ở thị xã hoạt động; góp
phần giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, bảo tồn và phát triển bản sắc văn hoá
truyền thống. Đặc biệt, trong việc bảo tồn và phát triển ngôn ngữ Khmer, chính
quyền cũng đã hỗ trợ các kinh phí về giảng dạy và giúp các sư sãi trong chùa
vận động bà con xung quanh cho phép con em mình được tham gia các lớp học tiếng
Khmer vào dịp hè. Những việc này đã thể hiện rõ chính sách nhất quán của Nhà
nước về việc bình đẳng và đoàn kết các dân tộc Việt Nam”.
Sông
Thương
Mọi người dân hãy tỉnh táo, cảnh giác trước những luận điệu sai trái và đấu tranh vạch trần âm mưu của các thế lực thù địch.
Trả lờiXóa