Thứ Ba, 19 tháng 9, 2023

CHÍNH SÁCH QUỐC PHÒNG “4 KHÔNG” CỦA VIỆT NAM KHIẾN CÁC NƯỚC ĐAU ĐẦU GIẢI MÃ?

 Trên trang “Dân Luận” của anh chị em dân chủ đang bàn nhau câu chuyện liệu Việt Nam có nên từ bỏ chính sách quốc phòng “4 không” để hướng đến tương lai rực rỡ hơn không, nhưng cần nhìn nhận rằng:

Trong buổi họp báo với phái đoàn Tổng thống Mỹ Joe Biden thăm Việt Nam để nâng cấp quan hệ ngoại giao, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có nhắc lại chính sách quốc phòng “4 không” để thế giới hiểu hơn quan điểm của Việt Nam. Đây là lý do nhiều năm qua phương Tây, Mỹ và các nước lớn khác đang cố tiếp cận giải mã tạo ảnh hưởng tại Việt Nam.
Chính sách 4 không gồm: 1. Không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ để chống lại nước khác; 2. Việt Nam không tham gia liên minh quân sự; 3. Không liên kết với nước này để chống nước kia; 4. Không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế.
Chính sách đối ngoại quốc phòng của Việt Nam được cho là khéo léo khi nằm kẹp giữa ảnh hưởng của các nước lớn như Mỹ - Trung, Mỹ, Hàn, Nhật – Nga tại khu vực đầy tính năng động Châu Á - Thái Bình Dương. Việc Việt Nam thể hiện cam kết với chính sách quốc phòng 4 không duy trì từ sau chiến tranh với địch thủ Mỹ 1975 cho thấy rằng muốn tiếp cận với Việt Nam các nước cần có thái độ tôn trọng chủ quyền, độc lập, lợi ích hài hòa, khó khăn cùng chia sẻ.
Xét trên khía cạnh ngoại giao quốc phòng, Việt Nam đang cân bằng chiến lược với các nước lớn như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc để đối trọng với sự quyết đoán ngày càng gia tăng của Trung Quốc trên Biển Đông. Việt Nam từ chối cho Nga thuê lại quân cảng Cam Ranh dù Nga với Liên Xô trước đây là hai thực thể tiếp nối nhau có ơn nghĩa đối với Việt Nam, Việt Nam vẫn ưu tiên sử dụng cảng Cam Ranh như một cửa ngõ để thực hiện tiếp tế hậu cần cho tàu thuyền tất cả các nước trên thế giới.
Việc các nước lớn đang mong muốn Việt Nam ngả theo bên nào cũng để phục vụ lợi ích của những nước đó. Việt Nam lựa chọn chiến lược độc lập, chủ quyền nhưng hài hòa lợi ích được xem là “đối thủ” khó chịu khi tiếp cận cho các nước khác.
Việc duy trì chính sách nhất quán là điều Việt Nam cần làm hơn là nghe theo những lời “kích bác” của số anh em dân chủ để mong Việt Nam đổ vỡ./.
St


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét