Thứ Hai, 4 tháng 9, 2023

 

 LÀM GÌ ĐỂ BẢO VỆ TỔ QUỐC TRONG THỜI BÌNH 
THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH - CẦN PHẢI ĐƯỢC VẬN DỤNG SÁNG TẠO TRONG TÌNH HÌNH HIỆN NAY

 Theo Người, khi đất nước đã giành được chính quyền, có tự do, độc lập phải tích cực, chủ động chuẩn bị về mọi mặt khi đất nước đang có hòa bình. Trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ những nhiệm vụ cụ thể, cấp bách cần phải tập trung giải quyết, đó là làm cho dân có ăn, có mặc, có chỗ ở và được học hành. Trong “Thư gửi Ủy ban nhân dân các kỳ, tỉnh, huyện và làng” (1945), Người chỉ rõ: “Ngày nay, chúng ta đã xây dựng nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nhưng nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thi độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì” [1].

Theo tư tưởng Hồ Chí Minh còn phải thường xuyên theo dõi, đánh giá đúng tình hình, có phương án đối phó, xử lý thẳng lợi các tình huống. Thực tiễn cho thấy, đất nước giành được độc lập chưa được lâu, với danh nghĩa đồng minh đến tước khi giới của phát xít Nhật, quân đội các nước đế quốc ồ ạt kéo vào chiếm đóng và khuyến khích bọn Việt gian nổi dậy chống phá chính quyền cách mạng. Với tư tưởng “ dĩ bất biển, ứng vạn biển", Người đã thường xuyên theo dõi, đánh giá đúng tình hình, kiên trì với nguyên tắc “thêm bạn bớt thù”, linh hoạt thực hiện khẩu hiệu “Hoa - Việt thân thiện” đối với quân Tưởng và “độc lập về chính trị, nhân nhượng về kinh tế" đối với Chính phủ Pháp để có thêm thời gian hòa bình, củng cố lực lượng và tránh những đối đầu về quân sự. Ngày 06/3/1946, Người đã ký với Pháp bản “Hiệp định Sơ bộ”, khéo léo phân hóa và để tránh rơi vào tình thế bất lợi khi cùng lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù. Ngày 14/9/1946, Người tiếp tục ký với Pháp bản “Tạm ước”, thể hiện rõ thiện chí muốn hòa bình, giảm căng thẳng và tránh đổ máu. Tuy nhiên, khi âm mưu xâm lược của thực dân Pháp với nước ta ngày càng bộc lộ rõ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kêu gọi đồng bào, chiến sĩ cả nước chủ động bước vào một cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc: “Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa! Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”[2].

Then chốt thắng lợi của kháng chiến là củng cố và mở rộng Mặt trận dân tộc thống nhất, củng cố công nông liên minh, củng cố chính quyền nhân dân, củng cố và phát triển Quân đội, củng cố Đảng và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng về mọi mặt. Người yêu cầu Đảng, Nhà nước phải luôn quan tâm, chăm lo xây dựng Quân đội ngày càng hùng mạnh, chính quy, hiện đại và sẵn sàng chiến đấu cao để giữ gìn hòa bình, bảo vệ đất nước, bảo vệ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trong Thư gửi cán bộ, chiến sĩ nhân dịp Kỷ niệm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1958), Người tiếp tục nhấn mạnh: “Chúng ta phải ra sức xây dựng Quân đội ta thành một Quân đội nhân dân hùng mạnh, một Quân đội cách mạng tiến lên chính quy và hiện đại, để giữ gìn hòa bình, để BVTQ" [3].

[1] Hồ Chí Minh, (2011), Toàn tập, tập 4. Nxb Chính trị Quốc gia Sự Thật, Hà nội, tr.64.
[2] Hồ Chí Minh, (2011), Toàn tập, tập 4. Nxb Chính trị Quốc gia Sự Thật, Hà nội, tr.534.
[3] Hồ Chí Minh, (2011), Toàn tập, tập 12. Nxb Chính trị Quốc gia Sự Thật, Hà nội, tr.154.
 
 

1 nhận xét: