Thứ Sáu, 8 tháng 9, 2023

TÌM HIỂU GIÚP BẠN: LỊCH SỬ CỦA MỘT QUỐC GIA, DÂN TỘC LÀ SỰ TIẾP DIỄN, BẢO TỒN CỦA MỘT QUỐC GIA, DÂN TỘC - KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC, ĐÁNH TRÁO ĐƯỢC!

         Sức mạnh của một quốc gia - một dân tộc là quá trình tiếp diễn, bảo tồn và phát triển từ lịch sử của dân tộc đó. Sự đứt gãy lịch sử là một mối nguy hại của bất cứ dân tộc nào - thậm chí, nó còn có nguy cơ "xóa sổ" cả dân tộc đó nữa... Không biết, các nhà giáo dục đang suy nghĩ gì...

Còn nước Nga... Xin chia sẻ lại thông tin từ FB của anh Phan Việt Hùng.

SÁCH GIÁO KHOA LỊCH SỬ MỚI CỦA NGA ĐÃ DẦN VIẾT ĐÚNG VỀ LIÊN XÔ 

Như mình đã viết, bắt đầu từ năm học mới 2023-2024, học sinh 2 lớp cuối cấp của Nga là lớp 10 và lớp 11 sẽ học Sách giáo khoa Lịch sử thống nhất, mới được biên soạn. 

Sách GK Lịch sử mới của Nga có gì khác so với SGK các lần xuất bản trước?

Đó là lịch sử Liên Xô dù chưa được phản ánh đầy đủ khách quan, nhưng đã được viết đúng hơn so với các sách GK trước đây. 

Báo Kommersant đã kỳ công so sánh đối chiếu để thấy các điểm khác nhau đó.

Cuốn sách GK mới cho lớp cuối cấp (lớp 11) có tên Lịch sử nước Nga, 1945 - đầu thế kỷ 21, lớp 11. do V. R. Medinsky, A. V. Torkunov biên soạn, xuất bản năm 2023.

(Ông Medinsky- một trong 2 tác giả là cố vấn của ông Putin, là Chủ tịch Hội lịch sử quân sự Nga) 

Hai cuốn được đem đối chiếu là:

1). Lịch sử nước Nga, XX - đầu thế kỷ XXI, lớp 11. A. A. Levandovsky, Yu. A. Shchetinov, S. V. Mironenko, 2010.

(2) . Lịch sử nước Nga, đầu thế kỷ 20 - đầu thế kỷ 21, lớp 10. A. V. Shubin, M. Yu. Myagkov, Yu. A. Nikiforov, 2021.

Kết quả một số sự kiện trong sách cũ và mới:

1. VỀ CÁI CHẾT CỦA STALIN: 

Trước viết: 

“Ngày 5 tháng 3 năm 1953, I.V. Stalin qua đời. Đến cuối đời, người đàn ông này đã đạt đến đỉnh cao quyền lực, xây dựng nên cường quốc mạnh thứ hai thế giới bằng máu và nhiệt huyết quên mình của hàng chục triệu người”.

Nay viết: 

“Với cái chết của I. Stalin vào ngày 5 tháng 3 năm 1953, cả một kỷ nguyên trong đời sống đất nước đã kết thúc. Sự ra đi của nhà lãnh đạo lâu năm của nhà nước đã khiến cho đa số người dân Liên Xô bối rối, sợ hãi và đau buồn chân thành. Phản ứng trên thế giới là trái chiều. Cùng với sự tiếc nuối và những biểu hiện đau buồn thường thấy trong những trường hợp như vậy của những người dân bình thường có cảm tình với Liên Xô và nhà lãnh đạo của nước này, thì nhiều tờ báo và tạp chí thân Mỹ đã gọi nhà lãnh đạo quá cố là một bạo chúa, một kẻ độc tài. Tuy nhiên, người ta thường nhớ về vai trò của Stalin trong chiến thắng trước Đức và giải phóng thế giới khỏi mối nguy cơ của phát xít”.

2. VỀ CHUYẾN BAY CỦA GAGARIN

Trước viết nhạt nhòa:

“Vệ tinh đầu tiên trên thế giới (1957) và tàu vũ trụ đầu tiên có con người - Yu. A. Gagarin (1961) đã được phóng vào quỹ đạo gần Trái đất. Tuy nhiên, nhìn chung, ngành công nghiệp này vẫn tiếp tục đi theo con đường thường lệ.”

Nay SGK mới đánh giá khác:

“Chuyến bay vào vũ trụ đầu tiên trong lịch sử nhân loại đã trở thành một chiến thắng của Liên Xô. Nhà du hành vũ trụ Liên Xô Yuri Gagarin được nhiều nước trên thế giới đón chào nhiệt tình. Uy tín của Liên Xô đã đạt tới tầm cao vũ trụ.”

(Ca ngợi thế này thì dưới thời Liên Xô chắc cũng chỉ đến thế là cùng 🙂).

3. VỀ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG:

Trước SGK xuyên tạc: 

“Không quá 4% thu nhập quốc dân được chi cho chăm sóc sức khỏe (ở các nước phát triển - khoảng 12%). Từ năm 1970 đến năm 1985, tuổi thọ trung bình giảm hai năm và theo chỉ số quan trọng nhất này, Liên Xô đã tụt xuống vị trí thứ 35 trên thế giới và thứ 50 về tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh”.

Nay SGK mới đã phải thừa nhận:

“Liên Xô đã đạt được thành công lớn trong việc phát triển khoa học, giáo dục và chăm sóc sức khỏe. Điều này đảm bảo động lực tích cực của tăng trưởng dân số và tăng tuổi thọ. Về giáo dục, Liên Xô chiếm vị trí tiên tiến trên thế giới.”

4. VỀ CHỦ TRƯƠNG CÔNG KHAI HOÁ THỜI CẢI TỔ

Trước đây viết:

“Một lộ trình hướng tới Công khai đã được tuyên bố, tức là hướng tới giảm thiểu sự kiểm duyệt đối với các phương tiện truyền thông được kiểm soát từ bên trên, loại bỏ “kho lưu trữ đặc biệt” trong các thư viện, xuất bản những cuốn sách bị cấm trước đây, v.v. Tuy nhiên, nó sớm cho thấy rõ rằng bộ máy Đảng từ lâu đã mất đi tính linh hoạt, khả năng thích ứng, không giữ được dòng chảy tự do ngôn luận trong lòng của “sự lựa chọn xã hội chủ nghĩa” đã được khẳng định”.

Nay, SGK Lịch sử mới viết:

“Trong các điều kiện, khi tất cả các hạn chế kiểm duyệt được dỡ bỏ và nhà nước thực sự rút khỏi sự kiểm soát các phương tiện truyền thông, một trận tuyết lở thông tin mang tính phá hoại và thù địch đã đổ xuống đầu các công dân Liên Xô. Nó được giới thiệu đó là "tự do ngôn luận."

Viết ra thì dài, các nhà báo của Kommersant còn tìm được nhiều điểm khác nhau giữa SGK Lịch sử cũ và SGK mới, khi viết về thời kỳ Brezhnev, đánh giá Brezhnev, cuộc chiến Afganistan, về sự sụp đổ của Liên Xô, về chính biến 8/1991, về cuộc bầu cử tổng thống năm 1996…

Mừng cho nước Nga vì cuối cùng những bộ sách GK lịch sử xuyên tạc lịch sử do quỹ Soros ”tài trợ” trong thời gian trước đã bị ném vào sọtrác . Nước Nga tư bản hiện nay, nói gì thì nói, cuối cùng thì cũng không thể chấp nhận được sự lật sử, bởi thời kỳ Xô viết là một thời kỳ tiếp nối liên tục của lịch sử nước Nga, với những mảng sáng, tối của nó cần được phản ánh một cách trung thực, như nó vốn có.

p/s: 

Một trong những nguyên nhân khiến nền Giáo dục Nga phải viết lại SGK Lịch sử, theo mình là do bị đích thân Tổng thống phê phán tơi bời vào tháng 4/2021, sau đó Nga phải tổng kiểm tra lại nội dung SGK Lịch sử các cấp học. 

Tháng 4/2021, ông Putin đã nói: “Có một điều khá quan trọng, đó là số phận và chiến thắng của thế hệ đi trước vĩ đại, tất nhiên, là của những người đương thời nữa, có vai trò định hướng cho lớp trẻ nuôi dưỡng tình yêu với Tổ quốc, hoài bão muốn góp sức mình vào sự phát triển đất nước.

Bằng các phương tiện hiện đại, giới trẻ cần phải có cơ hội để biết được lịch sử đất nước và nền văn hóa đa sắc tộc, biết được các thành tựu của chúng ta trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ, văn học và nghệ thuật.

Cho đến gần đây, thưa các vị, tôi mở một số cuốn sách giáo khoa phổ thông và ngạc nhiên xem những gì viết trong đó, dường như không phải viết về chúng ta. Ai đã viết, ai đã xuất bản những cuốn giáo khoa như thế? Thật là đáng ngạc nhiên! Bạ gì là viết nấy, viết cả về "Mặt trận thứ hai", thế nhưng về trận chiến Stalingrad thì không đả động gì cả- đấy có những chuyện như thế đó. Thật là đáng ngạc nhiên! Đơn giản là tôi không hiểu nổi và không muốn bình luận gì nữa".

p/s 2: Giờ mình (TDH) mới thấm thía câu nói của Putin: "Ai mà không luyến tiếc về sự sụp đổ của Liên Xô thì kẻ đó không có trái tim, còn ai mà luyến tiếc thì người đó không có cái đầu"./.
Yêu nước ST.

1 nhận xét:

  1. Phải xử thật nghiêm bọn phản động, nhất là những tên cầm đầu để răn đe kẻ khác

    Trả lờiXóa