V.I.LÊNIN KHẲNG ĐỊNH KHI NÀO KHÔNG CẦN ĐẾN
QUỐC PHÒNG, QUÂN SỰ
V.I.Lênin đã kế thừa quan điểm của C.Mác và Ph.Ăng-Ghen trong điều kiện vận dụng vào Cách mạng tháng Mười
Nga. Đó là, trước Cách mạng Tháng Mười Nga, V.I.Lênin đã chuẩn
bị những tiền đề lý luận về vấn đề bảo vệ thành quả của cách mạng vô sản từ sớm, từ xa, từ khi cách
mạng tháng Mười Nga chưa diễn ra, trong đó khẳng định, sau khi
giành được thắng lợi, giai cấp vô sản và nhân dân lao động phải luôn củng cố,
tăng cường sức mạnh vũ trang để bảo vệ vững chắc Tổ quốc.
Ngay sau khi Cách mạng Tháng Mười
Nga giành thắng lợi, với thực tiễn của
cuộc nội chiến cùng với đó là sự cấu kết với 14 nước đế quốc, các thế lực tư sản
và phản động trong nước thực hiện âm mưu can thiệp, gây chiến tranh xâm lược
hòng thủ tiêu thành quả cách mạng, xóa bỏ nhà nước vô sản đầu tiên trên thế
giới. V.I.Lênin khẳng định:“Không thể giải trừ quân bị khi còn
nguy cơ đe dọa Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. “Chỉ có sau khi đã tước vũ khí giai
cấp tư sản rồi, thi giai cấp vô sản mới có thế vứt bỏ vào đống sắt vụn tất cả
vũ khí nói chung, mà không phản lại nhiệm vụ lịch sử thế giới của mình; và giai
cấp vô sản nhất định sẽ làm như thế, nhưng chỉ có đến lúc ấy mới làm được, chứ
quyết không thể làm trước lúc ấy được” [1].
V.I.Lênin đã đề cập đến khả năng
phòng thủ đất nước, đặc biệt là vấn đề xây dựng và củng cố quốc phòng: “Chính vì chúng ta chủ trương bảo vệ Tổ quốc, nên
chúng ta đòi hỏi phải có một thái độ nghiêm túc đối với vấn đề khả năng quốc
phòng và đối với vấn đề chuẩn bị chiến đấu của nước nhà”[2] .
Ngày nay, thế giới có nhiều đổi thay, nhưng, những vấn
đề có tính quy luật đã được các lãnh tụ thiên tài của giai cấp vô sản như:
C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin, Hồ Chí Minh đúc kết vẫn còn nguyên giá trị, là
tài sản vô giá cho chúng ta khai thác, vận dụng sáng tạo trong sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay./.
[2]
V.I. Lênin (1981), Toàn tập, tập 35, Nxb Tiến bộ, Matxcơva, tr.480-481
bài rất hấp dẫn
Trả lờiXóa