Thứ Năm, 7 tháng 9, 2023

XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC VIỆT NAM TRONG TÌNH HÌNH MỚI


Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam, là nhiệm vụ "trọng yếu thường xuyên" của Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn trung thành và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, bám sát đặc điểm tình hình thế giới, khu vực, trong nước để lãnh đạo, chỉ đạo sự nghiệp xây dựng, củng cố quốc phòng và đã đạt được những thành tựu rất quan trọng: nền quốc phòng toàn dân được tăng cường, củng cố; kiên quyết, kiên trì đấu tranh giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, giữ vững hòa bình, ổn định để phát triển đất nước. Tuy nhiên, sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc vẫn đứng trước nhiều khó khăn, thách thức cả từ bên ngoài và bên trong về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới xác định mục tiêu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới và tiếp tục được Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng khẳng định. Vì vậy, nghiên cứu đề xuất một số giải pháp thực hiện chiến lược bảo vệ Tổ quốc là cần thiết.

Từ những vấn đề trên cho thấy, nếu Đảng không giữ được bản chất cách mạng; không thật vững vàng về chính trị, tư tưởng; không thống nhất cao về ý chí, hành động; không trong sạch về đạo đức, lối sống; không chặt chẽ về tổ chức và không được nhân dân ủng hộ thì không thể đứng vững và đủ sức lãnh đạo đất nước đi lên. Để thực hiện thắng lợi chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới phải thực hiện có hiệu quả những nhóm giải pháp về xây dựng, chỉnh đốn Đảng được xác định trong Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI, khóa XII) và Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng. Về công tác giáo dục chính trị, tư tưởng; về tự phê bình, phê bình, nêu cao tính tiền phong, gương mẫu của cấp trên; về tổ chức, cán bộ và sinh hoạt đảng; về cơ chế chính sách. Đặc biệt cần tích cực ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp. Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, nhất là cấp Trung ương đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Thực hiện biện pháp này, phải tăng cường công tác giáo dục, đào tạo, nhất là giáo dục chính trị, tư tưởng và công tác quản lý, sử dụng cán bộ; đổi mới cơ chế, chính sách để lựa chọn, thu nạp những người tài đức phục vụ đất nước, kiên quyết loại bỏ những cán bộ, đảng viên thoái hóa, biến chất ra khỏi bộ máy cơ quan Nhà nước; đồng thời có thiết chế ngăn chặn sự tùy tiện, lạm quyền làm sai pháp luật của cán bộ; xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm cá nhân người đứng đầu cấp ủy, chính quyền và mối quan hệ giữa tập thể cấp ủy, cơ quan, đơn vị, tránh tình trạng thành tích ai cũng nhận, khuyết điểm thì không.

          Bảo vệ an ninh quốc gia trên không gian mạng trong bối cảnh Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư theo định hướng Đại hội XIII của Đảng. Bảo vệ an ninh quốc gia trên không gian mạng được xác định là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, các cấp, các ngành. Trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, cần phải tăng cường hơn nữa bảo vệ an toàn, an ninh mạng các hệ thống thông tin quan trọng quốc gia; phòng ngừa, phát hiện và đấu tranh ngăn chặn các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia trên không gian mạng.

Bảo vệ an ninh quốc gia trên không gian mạng được xác định là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta. Do đó, để triển khai công tác này, phải phát huy được sức mạnh dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại; đồng thời, xác định đây là cuộc đấu tranh của toàn dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng, là nhiệm vụ trọng yếu của cuộc đấu tranh bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, trong đó, lực lượng công an giữ vai trò nòng cốt, lực lượng an ninh mạng và cảnh sát phòng, chống tội phạm công nghệ cao có trách nhiệm trực tiếp thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, lợi ích quốc gia trên không gian mạng. Đây là quan điểm, tư tưởng cơ bản, xuyên suốt của Đảng, quyết định thắng lợi cuộc đấu tranh bảo vệ an ninh, chủ quyền quốc gia trên không gian mạng. Các nguyên tắc cần quán triệt trong bảo vệ an ninh quốc gia trên không gian mạng bao gồm: Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật, bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý thống nhất của Nhà nước, huy động sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và toàn dân tộc; lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia trên không gian mạng làm nòng cốt. Kết hợp chặt chẽ giữa nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia với nhiệm vụ xây dựng, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Chủ động phòng ngừa, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia trên không gian mạng.

 

 

1 nhận xét: