Tăng
cường quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc là nhiệm vụ trọng yếu,
thường xuyên của cách mạng Việt Nam. Đó là quan điểm nhất quán, được Đảng
ta khẳng định sâu sắc và rõ nét trong Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Thế
trận “kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh” trên biển được hiểu là sự bố trí
các lực lượng, cơ sở vật chất - kỹ thuật của các ngành kinh tế biển, của quốc
phòng, an ninh trên biển và ven biển theo ý định, quy hoạch và kế hoạch thống
nhất, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung thống nhất của Đảng và Nhà nước trong
phạm vi cả nước và trong từng vùng, từng địa phương, nhằm tạo được thuận lợi
cho nhau, hỗ trợ lẫn nhau giữa kinh tế với quốc phòng, an ninh trên biển, bảo
đảm sự phát triển nhanh và bền vững của kinh tế biển, đồng thời tăng cường được
sức mạnh bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia trên biển và
vùng ven biển.
Xây
dựng thế trận kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh trên biển phải dựa vào
các vùng kinh tế, trước hết là các vùng kinh tế trọng điểm đã được quy hoạch,
để thực hiện kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh và quốc phòng, an ninh với
kinh tế trong các kế hoạch phát triển vùng. Mỗi vùng được quy hoạch đều có
những kế hoạch khác nhau để phát triển toàn diện về chính trị, kinh tế - xã
hội, khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo, xây dựng kết cấu hạ tầng, đào
tạo nguồn nhân lực, bố trí dân cư.
Xây
dựng thế trận kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh cần được hiểu là phải
thực hiện sự kết hợp tất cả các lĩnh vực đó với quốc phòng, an ninh và quốc
phòng, an ninh các lĩnh vực đó ngay từ khi điều tra, phân tích, đánh giá và dự
báo các nguồn lực (bên trong và bên ngoài) phát triển của vùng; trong khi thiết
kế quy hoạch và trong quá trình tổ chức thực hiện quy hoạch.
Tăng
cường quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ là nhiệm vụ
trọng yếu thường xuyên của Đảng, Nhà nước và của toàn dân, trong đó quân đội
nhân dân và công an nhân dân là lực lượng nòng cốt”. Đảng ta đã xác định: “Xây
dựng quân đội nhân dân cần hiệp đồng chặt chẽ bộ đội phòng không với không quân
và hải quân. Việc đổi mới trang bị của bộ đội phòng không, đáp ứng yêu cầu tác
chiến phòng không bảo vệ lãnh thổ nói chung và vùng ven biển nói riêng là rất
cấp thiết. Cần chuẩn bị trước những điều
kiện cần thiết (trang bị, tổ chức, huấn luyện) để có thể nhanh chóng hình thành
mạng lưới hỏa lực phòng không rộng khắp của chiến tranh nhân dân ở vùng ven
biển, khi có nguy cơ chiến tranh. Về tăng cường tiềm
lực quốc phòng, an ninh, xây dựng nền quốc phòng toàn dân gắn với nền an ninh
nhân dân, Đảng ta chủ trương tiếp tục “Tăng cường tiềm lực quốc phòng
và an ninh; xây dựng và phát huy mạnh mẽ “thế trận lòng dân” trong nền quốc
phòng toàn dân và nền an ninh nhân dân; xây dựng và củng cố vững chắc thế trận
quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân”(10). Dựa vào nhân dân, tổ chức vận động, khai thác, huy động cao
nhất trách nhiệm và mọi nguồn lực của nhân dân kết hợp với nguồn lực của Nhà nước
tạo thành sức mạnh tổng hợp để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh là quan
điểm xuyên suốt, nhất quán của Đảng ta trong mọi giai đoạn cách mạng, đặt ra
yêu cầu xây dựng nền quốc phòng toàn dân gắn với nền an ninh nhân dân phải toàn
diện cả về lực lượng, tiềm lực và thế trận trên mọi lĩnh vực của đời sống xã
hội, cả ở trong và ngoài nước. Trong xây dựng lực lượng cần coi trọng xây dựng
cả lực lượng chính trị (lực lượng của các ngành, ở các cấp và nhân dân trong
các cộng đồng dân cư...) và lực lượng vũ trang nhân dân, trong đó quan tâm đặc
biệt đến xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh làm nòng cốt. Cùng với xây dựng
lực lượng, cần tập trung xây dựng tiềm lực quốc phòng, an ninh toàn diện, trong
đó chú trọng các tiềm lực cơ bản, như chính trị tinh thần, văn hóa, xã hội,
kinh tế, khoa học - công nghệ, quốc phòng, an ninh và đối ngoại. Đồng thời, với
xây dựng lực lượng, tiềm lực cần xây dựng và củng cố vững chắc thế trận quốc
phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân cả về “thế trận lòng dân” và
thế trận quân sự, an ninh.
bài rất hấp dẫn
Trả lờiXóa