Thứ Ba, 5 tháng 9, 2023

XUYÊN TẠC CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG - MỘT THỦ ĐOẠN BỈ ỔI CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH

 

Đảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn quan tâm và dành những tình cảm, trách nhiệm sâu sắc để chăm sóc Thương binh, gia đình liệt sĩ và người có công với cách mạng. Thế nhưng, thay vì đồng lòng, ủng hộ các hoạt động thể hiện đạo lý truyền thống tốt đẹp của dân tộc những năm gần đây đâu đó vẫn có tiếng nói lạc lõng, xuyên tạc về chính sách Thương binh, Liệt sĩ, phủ nhận sự hi sinh đóng góp của họ.  Thâm độc hơn, chúng còn đánh đồng người hy sinh, cống hiện vì cách mạng với người ngã xuống trong chiến tranh mà không tham gia, cống hiến gì, thậm chí là kẻ cam tâm làm tay sai cho thực dân đế quốc, phản bội Tổ quốc; đồng thời, gây ra những hành động cụ thể để hạ thấp, phủ nhận sự hy sinh, cống hiến của người có công; cho rằng đất nước được giải phóng là do công sức của toàn dân tộc chứ không riêng gì thương binh, liệt sĩ. Lợi dụng những vướng mắc, hạn chế trong quá trình thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công ở một số địa phương, chúng viết bài, đưa thông tin, hình ảnh… trên mạng xã hội trắng trợn xuyên tạc, cố ý lập lờ, đánh tráo giá trị, “đổi trắng, thay đen” nhằm gây xáo trộn tư tưởng, tạo hoài nghi về chính sách ưu đãi đối với người có công, đổ điều cho rằng, kinh kế Việt Nam chậm phát triển là do gánh nặng của chính sách xã hội, trong đó có chi nhiều cho thương binh, liệt sĩ. Mục đích kích động chống phá Đảng, Nhà nước, gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc. Bất chấp đạo lý, các thế lực thù địch, phần tử bất mãn, cơ hội chính trị, phản động luôn tìm mọi âm mưu, thủ đoạn để xuyên tạc, chống phá. Họ hạ thấp sự hy sinh của các anh hùng liệt sỹ, thương binh trong quá trình giải phóng dân tộc, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với người có công nhằm kích động, chống phá chế độ, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc. 

Trên thực tế, trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, mặc dù đất nước còn gặp nhiều khó khăn, nhưng Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng lãnh đạo, chỉ đạo công tác thương binh, liệt sĩ và người có công với cách mạng. Từ năm 1947 đến nay, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng đã được xây dựng, ban hành tương đối toàn diện, đầy đủ và kịp thời, được ghi trong Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và được chế định thành các văn bản, như Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng, Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam Anh hùng” cùng nhiều chính sách ưu đãi khác; đã thể chế hóa các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước thành cơ sở pháp lý cho việc triển khai thực hiện đồng bộ các chính sách, chế độ ưu đãi đối với người có công và thân nhân.

Có thể khẳng định rằng, việc chăm lo sức khỏe, đời sống vật chất, tinh thần với người có công luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt và là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên của Đảng, Nhà nước và cả hệ thống chính trị. Chính sách về người có công luôn được hoàn thiện; nguồn lực được ưu tiên bố trí quan tâm đến người có công. Gần đây nhất, năm 2020, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV đã thông qua Pháp lệnh số 02 ngày 9-12-2020 về việc hoàn thiện cơ chế, chính sách, chế độ với người có công với cách mạng..

Dẫu biết rằng, những thủ đoạn trên tuy không phải chiêu trò mới mà các thế lực thù địch thực hiện trong chiến lược “diễn biến hòa bình” đối với cách mạng Việt Nam. Tuy nhiên, xuyên tạc, phủ nhận, hạ thấp sự hy sinh to lớn của các anh hùng liệt sỹ, thương binh, người có công là thủ đoạn thể hiện sự tột cùng của bản chất bất nhân, vô ơn, bạc nghĩa để phục vụ mục tiêu chống phá, tạo ra nhận thức lệch lạc, làm suy giảm lòng tin của một bộ phận quần chúng nhân dân với Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa; gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc; phủ nhận sự hy sinh to lớn của các Anh hùng liệt sỹ, khoét sâu vào mất mát, nỗi đau chiến tranh, tổn thương thân nhân gia đình liệt sỹ, thương binh, người có công với cách mạng.

Trước những dã tâm đen tối, thủ đoạn đê hèn, tàn độc của số cá nhân cực đoan, những tổ chức phản động; là công dân Việt Nam, mỗi chúng ta cần thẳng thắn lên án, vạch trần, kiên quyết đấu tranh bảo vệ quan điểm, chủ trương của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước ta trong tình hình hiện nay. Bên cạnh đó, cũng cần đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục truyền thống lịch sử dân tộc cho thế hệ trẻ, giúp họ hiểu, biết ơn và trân trọng những đóng góp hy sinh xương máu của các anh hùng liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người có công với cách mạng. Kiên quyết đấu tranh có hiệu quả với những biểu hiện sai trái, xuyên tạc về chính sách người có công với cách mạng.

1 nhận xét:

  1. Chúng ta phải nâng cao cảnh giác và đấu tranh chống lại âm mưu của các thế lực thù địch, phản động

    Trả lờiXóa