Thứ Năm, 1 tháng 10, 2020

CHẾ ĐỘ ĐA NGUYÊN, ĐA ĐẢNG NHÌN TỪ DỊCH BỆNH COVID-19

 Chúng ta ai cũng biết, đoàn kết là sức mạnh vô địch của một tập thể, không kể đó là trong gia đình, dòng tộc, làng xóm mà cao hơn là cả một dân tộc, thậm chí là cả nhân loại. Trong một thế giới đầy biến động và khó lường như hiện nay thì đoàn kết càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Trong lịch sử thế giới, ở bất cứ thời kỳ nào, dân tộc nào có tinh thần đoàn kết tốt thì sẽ trường tồn và phát triển, dân tộc nào nội bộ lục đục thì không tránh khỏi họa xâm lăng, thậm chí là diệt vong.

Đoàn kết ở đây bao gồm đoàn kết giữa người dân với người dân, giữa người dân với giới cầm quyền và trong nội bộ giới cầm quyền, trong đó, đoàn kết trong nội bộ giới cầm quyền giữ vai trò quyết định, bởi vì giới cầm quyền là hạt nhân của sự đoàn kết toàn dân, là người cầm lái dẫn dắt dân tộc mình, tay lái có vững thì con thuyền mới đi đúng hướng.

Làm thế nào để có được sự đoàn kết trong giới cầm quyền? Có thể khẳng định rằng, lợi ích chính là yếu tố quyết định, khi lợi ích trong nội bộ giới cầm quyền thống nhất thì mới có sự đoàn kết, còn nếu còn có sự mâu thuẫn thì sẽ không có được điều đó.

Đại dịch Covid-19 khởi phát từ cuối năm 2019 đã làm chao đảo cuộc sống của nhân loại. Chính phủ các nước trên thế giới đã có nhiều giải pháp để ngăn chặn dịch bệnh, nhưng cho đến nay, tình hình dịch bệnh vẫn chưa được kiểm soát, ngoại trừ một số nước như Việt Nam, Trung quốc, Lào… Đặc biệt là dịch bệnh ngày càng nghiêm trọng ở một số nước như Mỹ, Brazil, Ấn Độ… và chưa có dấu hiệu dừng lại. Tại sao lại có tình trạng đó trong khi đây là những nước lớn, tiềm lực kinh tế, xã hội, khoa học, y tế của các nước này không phải là yếu kém, thậm chí Mỹ là cường quốc số 1 thế giới. Phải chăng nội bộ của họ có vấn đề?

Xét về mặt chính trị của các nước này thì đều là những nước có chế độ đa nguyên, đa đảng. Các đảng phái chính trị, qua từng thời kì, thay nhau cầm quyền lãnh đạo đất nước. Có lẽ chính vì đa nguyên, đa đảng nên có sự mâu thuẫn về lợi ích giữa các đảng phái vì mỗi đảng phái ở đây thường bao gồm những người hoạt động trong một hoặc một số lĩnh vực. Đại dịch xảy ra trong khi thế giới chưa có vắc-xin hay thuốc đặc trị nên biện pháp hiệu quả nhất để ngăn chặn, đi đến khống chế dịch bệnh là giãn cách xã hội. Tuy nhiên, đây là biện pháp không có lợi cho tất cả các bên. Trong khi hầu hết các lĩnh vực chịu ảnh hưởng thì một số lĩnh vực lại nhờ dịch bệnh mà ăn nên làm ra (như thương mại điện tử, hàng tiêu dùng thiết yếu…) kéo theo một số ngành nghề liên quan. Như vậy, rõ ràng là có sự mâu thuẫn về lợi ích khi phải thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh dẫn đến đảng này muốn cách ly, đảng kia muốn mở cửa, mâu thuẫn lợi ích giữa các đảng phái không thể giải quyết nên các biện pháp phòng chống dịch bệnh không được thực hiện một cách triệt để, không đạt được hiệu quả khống chế dịch bệnh và có đưa ra bao nhiêu biện pháp cũng như không.

Trái lại với các nước trên thì một số nước có chế độ chính trị DO MỘT ĐẢNG DUY NHẤT lãnh đạo như Việt Nam, Trung quốc, Lào, không những không có sự mâu thuẫn lợi ích giữa các đảng phái mà lợi ích của đảng cầm quyền chính là lợi ích của nhân dân nên mọi đường lối, chính sách đều được người dân đồng tình ủng hộ, tạo được sự đồng thuận trong toàn xã hội, thực hiện có hiệu quả không chỉ trong phòng chống dịch bệnh mà trong tất cả các nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ đất nước./.

ĐỨC SÁNG

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét