Thứ Hai, 4 tháng 9, 2023

 BÀI HỌC TỪ THIẾU SỰ BẢO VỆ THÀNH QUẢ CÁCH MẠNG CÔNG XÃ PARI 1871 VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI BẢO VỆ TỔ QUỐC VIỆT NAM XÃ HỘI                                           CHỦ NGHĨA TRONG TÌNH HÌNH MỚI

Cho đến giữa Thế kỷ XIX, Chủ nghĩa tư bản đã được thiết lập và đạt được những thành tựu lớn ở các nước Tây Âu, đặc biệt tại các nước Anh, Pháp. Sự phát triển đó, một mặt tạo ra được những thành tựu to lớn về phát triển kinh tế - xã hội. Đây là thời kỳ phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ở các nước Tây Âu phát triển mạnh mẽ trên nền tảng của cuộc cách mạng công nghiệp được thực hiện trước tiên ở nước Anh vào cuối thế kỷ XVIII. Cuộc cách mạng công nghiệp không những đánh dấu bước chuyển biến từ nền sản xuất thủ công sang nền sản xuất đại công nghiệp đồng thời còn làm thay đổi sâu sắc cục diện xã hội, trước hết là sự hình thành và phát triển của giai cấp vô sản.

Tuy nhiên, mặt trái của nó là đã tự tạo ra những mâu thuẫn không thể giải quyết được trong phạm vi chế độ tư bản chủ nghĩa. Trung tâm của những mâu thuẫn đó được biểu hiện về mặt xã hội là mâu thuẫn gay gắt giữa hai giai cấp: giai cấp tư sản và giai cấp vô sản. Mâu thuẫn đó được bộc lộ thông qua những cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân ở các nước tư bản. Quá trình đấu tranh đó, cách mạng vô sản đã được soi sáng bằng lý luận khoa học của chủ nghĩa Mác, đồng thời thực tiễn đấu tranh của giai cấp vô sản đã không ngừng bổ sung cho lý luận chủ nghĩa Mác. Tuy nhiên, tại thời điểm đó giai cấp công nhân chưa giành được chính quyền, chưa có Tổ quốc nên các vấn đề liên quan về Tổ quốc xã hội chủ nghĩa; vai trò của quần chúng nhân dân trong giành và giữ chính quyền; xây dựng liên minh và bảo vệ liên minh của giai cấp vô sản; đặc biệt là về bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa… Trong điều kiện xã hội ở phương Tây, dân tộc với tính cách là một cộng đồng xã hội - bộ tộc người và chỉ được hình thành cùng với sự ra đời, phát triển của chủ nghĩa tư bản, khi CNTB đại diện cho các giai cấp và tầng lớp của dân tộc tư sản để đi áp bức, nô dịch các dân tộc khác. Qua thực tiễn của Công xã Paris (28/3/1871) C. Mác đã có những quan niệm đầu tiên về bảo vệ thành quả cách mạng của giai cấp công nhân. C.Mác và Ph.Ăng-Ghen đã minh chứng: “Một Pari lao động, suy nghĩ, chiến đấu, đổ máu nhưng rạng rỡ trong niềm tự hào hứng, sáng tạo lịch sử mà hớn hở mải mê xây dựng xã hội mới, hầu như quên mất bọn ăn thịt người đang ở ngay của ngõ của mình”[1].

Theo đó, ngày nay trước những biến động của tình hình thế giới, các thế lực thù địch không ngừng chống phá cách mạng Việt Nam, thành quả đổi mới của toàn thể nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng. Cho nên chúng ta phải luôn luôn nêu cao cảnh giác, kiên quyết đập tan mọi âm mưu, thủ đoạn kẻ thù để bảo vệ và phát triển thành quả đã đạt được./.



[1] C.Mác và Ph.Ăng-Ghen (1995), Toàn tập, tập 17, Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội. Tr.437.

1 nhận xét: