Chủ Nhật, 10 tháng 9, 2023

 

                   Nhận diện, đấu tranh với chính sách ngoại giao của Việt Nam


Xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước nói chung về ngoại giao nói riêng là một trong những âm mưu, thủ đoạn thâm độc của các thế lực, thù địch, phản động. Bài viết: “Trì hoãn dân chủ hóa đất nước: thêm một tội ác của đảng CSVN” của Đào Tăng Dực đăng trên “Baotiengdan” là một trong những số đó.

 

Trong bài viết, Đào Tăng Dực dùng những ngôn từ hết sức xấc xược, phản động, bôi nhọ, vu khống, xúc phạm đến Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh trong lịch sử dân tộc. Y cho rằng: “Sách lược ngoại giao nổi bật của CSVN là đu dây giữa các cường quốc. Khi xưa giữa Nga và Tàu. Bây giờ giữa Tàu và Hoa Kỳ. Vì đu dây là quốc sách nên hoàn toàn không có sự sáng tạo để tìm con đường riêng mà chỉ còn bắt chước như bầy khỉ vậy”. Chính vì thế mà Đảng ta trở nên “độc tài, vị kỷ và bảo thủ”, đã “trì hoãn tiến trình dân chủ hóa đất nước” hay “gieo đau thương và tai họa cho quá nhiều thế hệ dân tộc suốt 7 thập niên”. Luận điệu trên hoàn toàn phản động, xuyên tạc chính sách ngoại giao của Việt Nam, đặc biệt với các nước lớn, mục đích cuối cùng là phủ nhận, tiến tới xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam mà thôi.

 

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, chúng ta đã xây dựng nên một trường phái đối ngoại và ngoại giao rất đặc sắc và độc đáo mang đậm bản sắc “cây tre Việt Nam”: “gốc vững, thân chắc, cành uyển chuyển”, thấm đượm tâm hồn, cốt cách và khí phách của dân tộc Việt Nam.

 

Trong thời kỳ đổi mới, với tinh thần Việt Nam đã và đang thực sự “là bạn, là đối tác tin cậy của tất cả các nước và là thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế”, ngoại giao “cây tre Việt Nam” đã đạt được nhiều kết quả, thành tích rất tốt đẹp. Từ phá thế bị bao vây, cấm vận, chúng ta đã tạo dựng và củng cố ngày càng vững chắc cục diện đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, thuận lợi cho công cuộc đổi mới. Hiện nay, Việt Nam đã mở rộng và nâng tầm ngoại giao với tất cả các nước láng giềng, các nước lớn, và bạn bè truyền thống. Nhờ đó tranh thủ được sự đồng tình, ủng hộ rộng rãi của quốc tế. Cho đến nay, “nước ta đã có quan hệ ngoại giao với 189 nước trong tổng số 193 quốc gia thành viên Liên hợp quốc, trong đó 3 nước có “quan hệ đặc biệt”, 17 nước “đối tác chiến lược” và 13 nước “đối tác toàn diện” và là thành viên tích cực và có trách nhiệm của hơn 70 tổ chức, diễn đàn quốc tế quan trọng, như Liên hợp quốc, ASEAN, APEC, ASEM, WTO. Đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước, đối ngoại nhân dân và đối ngoại của các ngành, lĩnh vực, địa phương, doanh nghiệp ngày càng mở rộng, chủ động, tích cực và đi vào chiều sâu, góp phần củng cố chính trị, quốc phòng, an ninh; kinh tế, văn hóa – xã hội được đẩy mạnh, qua đó tăng cường sự tin cậy chính trị và đan xen lợi ích với các đối tác. Hiện nay, Việt Nam đã ký 15 hiệp định thương mại tự do (FTA), trong đó có 3 FTA thế hệ mới có tiêu chuẩn rất cao. Đối ngoại đã giữ vai trò tiên phong trong việc giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, góp phần quan trọng vào việc bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước.

 

Phát triển quan hệ với các nước lớn là một trong những thành tựu nổi bật của đối ngoại Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. Quan điểm của Đảng ta trong quan hệ với các nước lớn là tạo lập cân bằng, một mặt thúc đẩy quá trình cải thiện, mở rộng và phát triển quan hệ với từng nước lớn, mặt khác vẫn tiếp tục giữ vững độc lập, thống nhất và định hướng xã hội chủ nghĩa, không để các nước lớn áp đặt hoặc lôi kéo vào những tập hợp lực lượng gây bất lợi trong quan hệ đối ngoại, đặc biệt trong quan hệ với các nước lớn khác.

 

Với phương châm chỉ đạo: “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và bốn tốt: “láng giềng tốt, đồng chí tốt, bạn bè tốt, đối tác tốt” quan hệ Việt – Trung ngày càng phát triển đi vào chiều sâu. Ngoài quan hệ ngoại giao nhà nước, quan hệ giữa hai đảng cộng sản cầm quyền và giữa các đoàn thể chính trị – xã hội không ngừng phát triển. Hợp tác kinh tế thương mại giữa hai nước được đẩy mạnh. Với Mỹ, Việt Nam chủ động thúc đẩy quá trình bình thường hóa quan hệ hợp tác, coi đây là bước đi cần thiết để thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, mở rộng, đa phương hóa, đa dạng hóa. Kể từ khi bình thường hóa quan hệ ngoại giao (7/1995), quan hệ Việt – Mỹ đã có những bước tiến quan trọng, hai nước xác lập quan hệ Đối tác toàn diện vào tháng 7/2013. Với Liên bang Nga, trong những năm qua, quan hệ Việt Nam – Liên bang Nga không ngừng được củng cố và phát triển, đi vào chiều sâu, hiệu quả, có độ tin cậy cao về chính trị. Hợp tác kinh tế, thương mại giữa hai nước phát triển năng động. Kim ngạch thương mại hai chiều giữa hai nước không ngừng tăng…

 

Thực tiễn đó đã khẳng định, sau hơn 35 năm đổi mới: “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”. Điều này cũng bác bỏ mọi luận điệu xuyên tạc chính sách ngoại giao của Việt Nam của Đào Tăng Dực và đồng bọn./.

1 nhận xét:

  1. Các thế lực thù địch, phản động luôn triệt để lợi dụng các vấn đề chính trị, xã hội nhạy cảm, phức tạp, thu hút sự quan tâm để tuyên truyền, kích động chống Đảng, Nhà nước. Vì vậy chúng ta phải đề cao cảnh giác.

    Trả lờiXóa