Dối trá được hiểu là những cử chỉ, hành vi, lời nói, việc làm trái ngược với sự trung thực của cá nhân, tập thể. Đó là hành vi đưa ra nhiều thông tin thiếu chính xác, sai sự thật, khiến cá nhân, tập thể nhận thông tin đưa ra các quyết định có lợi cho một người hoặc một nhóm người cung cấp thông tin. Dối trá trong xã hội là nguyên nhân căn cốt khiến các chuẩn mực đạo đức xã hội, đạo đức công vụ và cao hơn nữa là đạo đức chính trị và văn hóa chính trị bị ảnh hưởng, tổn thương ở các mức độ khác nhau.
Trong giai đoạn hiện nay, dối trá chính là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng mất niềm tin ở nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng. Khi nghiên cứu nội hàm của 27 biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến, tự chuyển hóa” mà Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) đã chỉ ra, nhận thấy các biểu hiện ấy đều có bóng dáng nương náu của dối trá. Ví dụ gần đây nhất về hiện tượng dối trá trong cán bộ cơ sở gây bức xúc dư luận là trường hợp ông Lương Văn Thuận, Chủ tịch MTTQ xã Châu Hạnh, huyện Quỳ Châu (Nghệ An). Ông này thừa nhận đã tự ký danh sách 15 hộ nghèo nhận tiền quà Tết Nguyên đán Tân Sửu (năm 2021) để hợp thức hóa hồ sơ nộp lên huyện. Dư luận cho rằng, đó là hành vi dối trá, vi phạm pháp luật nhằm chiếm đoạt số tiền 7,5 triệu đồng của người nghèo.
Dối trá xuất hiện ở nhiều cá nhân, tập thể, cơ quan, đơn vị, địa phương thông qua những lĩnh vực hoạt động khác nhau. Nhiều cán bộ mua bằng, mua học vị để được đề bạt, bổ nhiệm, lên lương thay vì trau dồi đạo đức, năng lực công tác vốn rất tốn công, nhọc sức và mất thời gian. Dối trá thể hiện trong xin cấp ngân sách lớn hơn nhu cầu thực tế để sau đó làm hợp đồng khống, hợp thức bằng hóa đơn, chứng từ để giải ngân. Hoặc có hiện tượng thanh toán vượt giá thị trường, chi sai mục đích...
Hiện tượng dối trá trong các cơ quan, đơn vị, địa phương đã gây ra nhiều hệ lụy, là trở ngại lớn cho xây dựng Đảng và bộ máy Nhà nước; làm nhân dân hiểu sai lệch bản chất tốt đẹp của Đảng và chế độ; làm băng hoại đạo đức xã hội và các giá trị truyền thống; gây khó khăn trong quản lý nhà nước, quản lý xã hội, tác động xấu đến tư tưởng, tâm lý, tình cảm của nhân dân và là cái cớ để các thế lực thù địch xuyên tạc sự thật, kích động chống phá sự nghiệp cách mạng.
Dối trá cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng “thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh”, là “bà đỡ” cho nịnh hót, bợ đỡ trong cơ quan, đơn vị, địa phương, có nguy cơ nhấn chìm động cơ phấn đấu của những người trung thực; phá vỡ tổ chức đảng từ bên trong.
- Theo QĐND-
Đấu tranh, ngăn chặn thói dối trá là việc rất cần thiết để phòng, chống “tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong nội bộ hiện nay.
Trả lờiXóa