Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là mối quan hệ giữa hai
nhiệm vụ chiến lược cơ bản, xuyên suốt quá trình cách mạng Việt Nam, là vấn đề
có tính quy luật của sự tồn tại và phát triển đất nước. Trong bối cảnh hội nhập
quốc tế sâu rộng hiện nay, nắm vững và xử lý tốt mối quan hệ lớn này có ý nghĩa
định hướng cho việc xử lý các mối quan hệ khác nhằm đưa đất nước trở thành nước
phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN). Dựng nước đi đôi với
giữ nước là quy luật tồn tại, phát triển tất yếu. Tuân thủ quy luật và kế thừa
bài học truyền thống đó, Đảng ta đã vận dụng, phát triển thành 2 nhiệm vụ chiến
lược cách mạng là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, trong
đó bảo vệ Tổ quốc là điều kiện, tiền đề quan trọng để xây dựng và phát triển
đất nước nhanh, toàn diện, bền vững.
Để phát huy sức mạnh
khối đại đoàn kết toàn dân bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới cần tăng cường
công tác tuyên truyền, giáo dục một cách sâu rộng trong mọi tầng lớp nhân dân
về mục tiêu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, tạo nên sự đồng thuận
về nhận thức trong nhân dân: Bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội
chủ nghĩa là một chỉnh thế thống nhất, gắn chặt bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân
với bảo vệ chế độ; bảo vệ độc lập chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ gắn
chặt với bảo vệ chế độ, bảo vệ Đảng, Nhà nước và nhân dân, bảo vệ chế độ bao
hàm cả việc bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, làm cơ sở
cho sự đồng thuận về hành động.
Giữ vững hòa bình, ổn định chính
trị và an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội là điều kiện căn bản để xây
dựng đất nước; sự ổn định và phát triển bền vững mọi mặt đời sống kinh tế xã
hội là nền tảng vững chắc của quốc phòng an ninh. Đề cao yêu cầu chủ động ngăn
chặn, làm thất bại mọi âm mưu và hành động chống phá của các thế lực thù địch
đối với sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta, nhất là âm mưu, thủ đoạn “diễn
biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ. Nội dung hình thức tuyên truyền, giáo dục nhân
dân phải phù hợp đối tượng, địa phương, phong phú, sinh động, sâu sắc nhằm xây
dựng tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, đoàn kết sát cánh bên nhau trong
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Xây
dựng, củng cố, phát huy vai trò của các tổ chức chính trị, xã hội; thực hiện
tốt chính sách dân tộc, tôn giáo, chống âm mưu và hành động chia rẽ dân tộc,
chống chủ nghĩa ly khai của các thế lực thù địch. Thực hiện biện pháp này, một
mặt phải tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, vai trò tích cực, chủ động của
các tổ chức quần chúng; mặt khác, phải tăng cường vai trò của chính quyền các
cấp trong quản lý nhà nước về các hoạt động và các tổ chức chính trị - xã hội.
Nhà nước phải dựa vào các tổ chức chính trị của quần chúng, tạo điều kiện cho
các tổ chức đó hoạt động có hiệu quả; đồng thời kiên quyết trấn áp những tổ
chức và lực lượng phản cách mạng, các hoạt động phá vỡ khối đoàn kết toàn dân. Để hiện thực hóa quan điểm của Đảng về mối quan hệ giữa xây và bảo
vệ Tổ quốc XHCN trong điều kiện hội nhập quốc tế, một trong những vấn đề đặt ra
là thể chế hóa quan điểm của Đảng về mối quan hệ này thông qua hệ thống luật
pháp, chính sách, chế tài phù hợp nhằm giải quyết đúng đắn mối quan hệ này. Xây
dựng cơ chế phù hợp để các ngành, các cấp, mọi tổ chức và lực lượng thực hiện
có hiệu quả việc kết hợp chặt chẽ giữa kinh tế với quốc phòng, an ninh và quốc
phòng, an ninh với kinh tế.
Tiếp tục quán triệt và tổ chức
thực hiện tốt chiến lược bảo vệ Tổ quốc, chiến lược quân sự, chiến lược quốc
phòng, chiến lược an ninh và các chiến lược chuyên ngành khác nhằm bảo vệ
đất nước; giữ nước từ sớm, từ xa, từ khi nước chưa nguy, bằng sức mạnh tổng hợp
của toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh của thời đại. Xây dựng, củng cố lòng tin
chiến lược với các nước, nhất là các nước láng giềng, các nước lớn, bạn bè
truyền thống, tạo thế và lực mới cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Xác định rõ một
số tình huống quân sự, quốc phòng, đồng thời dự kiến các tình huống có thể xảy
ra, phù hợp với thực tiễn, đủ cơ sở để xác định quyết tâm, chủ động phòng ngừa,
không để bị động, bất ngờ về chiến lược và sẵn sàng đối phó thắng lợi trong mọi
tình huống./.
Cần phải tiếp tục quán triệt và tổ chức thực hiện tốt chiến lược bảo vệ Tổ quốc, chiến lược quân sự, chiến lược quốc phòng, chiến lược an ninh và các chiến lược chuyên ngành khác nhằm bảo vệ đất nước; giữ nước từ sớm, từ xa, từ khi nước chưa nguy, bằng sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh của thời đại.
Trả lờiXóa