Cuộc
đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, phản bác các quan điểm sai trái
thù địch hiện nay đối diện nhiều khó khăn, phức tạp do việc các thế lực thù
địch, phản động, các phần tử cơ hội chính trị triệt để lợi dụng công nghệ số để
xuyên tạc, hướng lái, lan toả thông tin xấu độc với các thủ đoạn nguy hiểm. Các thế lực thù địch tăng cường các hoạt động tuyên
truyền phá hoại tư tưởng, tăng cường tuyên truyền các giá trị dân chủ, nhân
quyền tư sản vào Việt Nam nhằm hình thành môi trường xã hội dân sự cho sự xuất
hiện các trào lưu tư tưởng dân chủ tư sản, tổ chức chính trị đối lập chống Đảng
và Nhà nước Việt Nam. Đây được coi là khâu đột phá trong việc triển khai chiến lược “diễn biến hòa bình” ở Việt Nam. Hoạt động phá hoại tư tưởng của chúng với mục tiêu chiến lược lâu dài là nhằm phủ định chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
Trên cơ sở đó để lôi kéo và tách quần chúng ra khỏi sự quản lý của Nhà nước xã hội chủ nghĩa, làm lu mờ vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam bằng “kinh tế hoá”, mọi sinh hoạt của quần chúng nhân dân lao động. Bên cạnh đó, chúng ráo riết thực hiện ý đồ thâm nhập, tác động chuyển hoá về tư tưởng đối với cán bộ, đảng viên và nhân dân, tác động mạnh mẽ trên lĩnh vực văn học nghệ thuật, báo chí - xuất bản, giáo dục - đào tạo của Việt Nam theo xu hướng dân chủ tư sản phương Tây.
Tăng cường mời cán bộ của ta ra nước ngoài dự triển lãm, hội thảo, học tập...
để tác động lôi kéo, tuyển chọn làm cộng tác viên sử dụng vào hoạt động thu tin
nội bộ và kích động hoạt động chống chính quyền. Tăng cường lợi dụng chính sách
mở cửa, hội nhập, giao lưu quốc tế của Đảng, Nhà nước để thâm nhập nội bộ ta
thông qua hoạt động hợp tác đầu tư, liên doanh, liên kết trên lĩnh vực chính trị, kinh tế, hợp tác đầu tư, văn
học nghệ thuật, báo chí xuất bản, giáo dục đào tạo nhằm tạo dựng một lớp người thân Mỹ và
phương Tây.
Trên cơ sở đó từng bước làm lu mờ bản chất giai cấp của Đảng; chuyển hóa tư tưởng của cán bộ, đảng viên; hình thành lực lượng chống đối xã hội chủ nghĩa, đối lập với Đảng; xóa bỏ Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Thực hiện mục tiêu trên, các thế lực thù địch bên ngoài đã tập trung lực lượng, phương tiện và sử dụng nhiều hình thức để tác động mạnh mẽ bằng nhiều chiều nhiều hướng vào nội bộ các cơ quan trung ương nhằm phá vỡ sự thống nhất tư tưởng. Chúng đã tổ chức triển khai nhiều “chiến dịch” chống phá ta về đường lối, quan điểm, cương lĩnh, điều lệ Đảng nhằm loại bỏ nền tảng tư tưởng của Đảng ta, đưa quan điểm, tư tưởng tư sản phản động vào trong Đảng, vào trong xã hội ta. Tìm cách đưa quan điểm xã hội dân chủ vào các văn kiện của Đảng và chủ trương chính sách của Nhà nước nhằm thay đổi đường lối chính trị, bản chất chế độ xã hội chủ nghĩa. những
quan điểm thù địch, xuyên tạc bản chất của Nhà nước Việt Nam XHCN hướng tới mục
tiêu làm thay đổi bản chất dân chủ của Nhà nước, xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng
đối với Nhà nước nhằm làm chệch hướng. Bên cạnh các quy định của pháp luật, các
biện pháp quản lý không gian mạng từ cơ quan có thẩm quyền thì vai trò của dư
luận xã hội trong việc định hướng và điều chỉnh hành vi đạo đức của con người
thông qua cơ chế giám sát cũng hết sức cần thiết. Đây là giải pháp có ý nghĩa
then chốt và lâu dài để mỗi người dân trở thành bộ lọc thông tin hiệu quả cho
chính mình và cộng đồng. Mỗi người khi sử dụng mạng internet cần đề cao cảnh
giác, tỉnh táo nhận diện rõ âm mưu, bản chất của các thế lực thù địch để không
tin, không bị lôi kéo, dẫn dắt trước các thông tin xấu, độc. Cần nâng cao bản
lĩnh, năng lực dự báo, định hướng, đảm bảo sự lãnh đạo tập trung, thống nhất để
phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, nhất là sức mạnh tổng hợp
của các “binh chủng” công tác tư tưởng để thực hiện thắng lợi đồng thời cả hai
mục tiêu: Bảo vệ, phát triển, vận dụng sáng tạo nền tảng tư tưởng và đấu tranh
phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Đẩy mạnh giáo dục, tuyên truyền nhằm
nâng cao trách nhiệm của người sử dụng mạng internet, nâng cao khả năng nhận
thức và năng lực tự sàng lọc thông tin của người dân và cộng đồng, hình thành
thói quen hành xử tích cực trên môi trường mạng.
Đẩy mạnh giáo dục, tuyên truyền nhằm nâng cao trách nhiệm của người sử dụng mạng internet, nâng cao khả năng nhận thức và năng lực tự sàng lọc thông tin của người dân và cộng đồng, hình thành thói quen hành xử tích cực trên môi trường mạng là việc làm rất cần thiết
Trả lờiXóa