Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam cũng không tránh khỏi những sai lầm, thiếu sót do giáo điều, chủ quan, duy ý chí. Tuy nhiên, như một thông lệ không thể thiếu, trước mỗi kỳ Đại hội Đảng, khi đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội qua một nhiệm kỳ, với tinh thần “nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật”, “tôn trọng hiện thực khách quan”, Đảng ta luôn thẳng thắn nhìn nhận những sai lầm, khuyết điểm. Đảng ta coi những sai lầm, khuyết điểm là yêu cầu, đòi hỏi Đảng phải tiếp tục đổi mới, nhân dân phải tiếp tục đồng lòng để vượt qua những khó khăn, thử thách. Điều này được khẳng định rõ trong Báo cáo tổng kết chặng đường 30 năm đổi mới của Đảng: “Những hạn chế, khuyết điểm đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta phải nỗ lực phấn đấu không ngừng để khắc phục, tiếp tục đưa đất nước phát triển nhanh, bền vững theo con đường xã hội chủ nghĩa”.
Nhìn quyết Trung ương 4
khóa XI, Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII, có thể nhận thấy tinh thần nghiêm
túc trong tự phê bình, sửa chữa khuyết điểm, tự đổi mới, chỉnh nhận lại những
chủ trương của Đảng trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong thời gian qua
thông qua những nghị quyết chuyên đề về xây dựng Đảng như Nghị đốn, giữ vững
bản chất cách mạng, làm cho Đảng thực sự trong sạch, vững mạnh, xứng đáng là
đội tiên phong của giai cấp công nhân và của toàn dân tộc.Có thể nhận thấy, qua mỗi nhiệm kỳ Đại hội, tinh thần chỉ đạo công
tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nhất là thông qua việc đấu tranh phòng, chống
tham nhũng ngày càng quyết liệt hơn, thực chất hơn với phương châm “không có
vùng cấm”, “không có ngoại lệ”. Tham nhũng được coi là một loại “giặc nội xâm”
luôn được xử lý một cách quyết liệt. Quyết tâm chính trị trong công tác đấu
tranh phòng, chống tham nhũng được thể hiện rõ nét từ người đứng đầu Đảng, Nhà
nước đến cả hệ thống chính trị.
bài rất hay
Trả lờiXóa