Chủ Nhật, 24 tháng 9, 2023

TAO THÀ CHẾT ĐỨNG CÒN HƠN SỐNG QUỲ

 “Tao là Quân giải phóng, tao không biết khai, chỉ biết đánh bọn bay!” – Anh hùng Liệt sĩ Trần Quang Đắp đã nhìn thẳng vào mặt kẻ thù và nói trước lúc bị địch sát h.ại dã m.an vào ngày 21/11/1967 tại Làng 5, Hớn Quản, thuộc tỉnh Bình Phước.

Liệt sĩ Trần Quang Đắp sinh năm 1946, quê xã Thiệu Quang, được biên chế vào Đại đội 21 (trinh sát), tháng 2-1966 cùng đơn vị vào Nam chiến đấu. Anh được kết nạp vào Đảng tháng 6-1966. Anh Đắp đã từng đưa nhiều đoàn cán bộ đi trinh sát địa hình, trinh sát trận địa, giúp các đơn vị thuộc Trung đoàn 165 (Sư đoàn 7) chiến đấu hoàn thành nhiệm vụ.
Theo đồng đội của liệt sĩ Trần Quang Đắp kể lại: Sáng ngày 21-11-1967, Đại đội Trinh sát 21 được giao nhiệm vụ dẫn đoàn cán bộ 20 người đi nghiên cứu địa hình. Khi đoàn đi đến Làng 5, Hớn Quản, gặp 2 đại đội Mỹ - ngụy. Ngay lập tức, đơn vị triển khai đội hình chiến đấu, Đại đội trưởng Phùng Bá Thảo bị th.ương, tình thế nguy cấp, quân địch lại quá đông, đồng chí Trần Văn Tính đề xuất cần đánh lạc hướng địch để đoàn cán bộ rút. Anh Trần Quang Đắp bèn chạy ra hướng khác, dùng AK b.ắn liên hồi để thu hút địch. Đồng chí Thảo và đoàn cán bộ rút về sau an toàn. Lúc này, anh Đắp bị thương nặng nhưng vẫn chiến đấu đến viên đ.ạn cuối cùng. Khi hết đ.ạn, đồng chí đã đập nát cây s.úng để v.ũ khí không rơi vào tay quân thù. Bị địch bắt, tr.a tấn rất dã m.an nhưng đồng chí vẫn giữ trọn khí tiết, tuyệt đối trung thành với Đảng, với nhân dân.
Nhà văn Nguyễn Trọng Liên đã kể lại trong Truyện ký “Dòng m.áu trắng”:
“Thằng sĩ quan ngụy tay lăm lăm khẩu s.úng côn sáu. Trên mặt hắn những vệt m.áu đỏ còn tươi. Sau những trận đòn dã m.an, anh bộ đội trẻ không một câu trả lời. Im lặng. Một tên trong bọn chúng th.ọc lưỡi lê vào sườn anh. M.áu nhuộm đỏ người anh. Vẫn im lặng. Cảnh tượng thật khiếp đảm. Thằng sĩ quan ra lệnh cho đám đàn em rút sợi dây võng của một bộ đội đã bị b.ắn nằm sấp bên cạnh suối. Chúng buộc dây dù vào cổ anh, kéo anh đến một gốc cao su gần đó. Hai thằng trèo lên cây rút anh lên từ mặt đất. Những giọt m.áu hồng vẫn rớt xuống đất từ trên cao. Một đám mây bay qua che lấp ánh mặt trời vừa khuất đi vùng sáng trong khu rừng cao su. Chúng tr.eo cổ anh. Anh đã hy sinh anh dũng… Chúng tôi ngồi trong hầm, m.áu căng trên các thớ thịt, yên lặng để cho những giọt nước mắt tràn xuống. Bọn lính ngụy chia nhau thu gom các x.ác ch.ết. Khoảng nửa tiếng sau một xe nhà binh dừng bên mép lộ. Bọn lính khiêng những x.ác ch.ết lên xe. Thằng chỉ huy ra lệnh hạ x.ác người trên cây cao su xuống và dã m.an dùng lê c.ứa cổ cho đến khi cái đ.ầu rời khỏi thân người. Chúng ném cái đầu lên chiếc xe Reo và cả tụi mất hút cùng chiếc xe sơn màu ghi nhạt. Bà con chúng tui biết rõ bọn thám báo vẫn chưa đi khỏi nơi này nên yên lặng rút về ấp. Cả ấp đều biết về một tấm gương hy sinh dũng cảm của một anh bộ đội Cụ Hồ. Ba ngày sau đó, bà con trong ấp trở lại cánh rừng để làm công tác liệt sĩ, thân người anh đã căng cứng, trương phồng. Trên ve áo nổi hằn lên một đoạn ngắn, vội xé đường chỉ lấy ra một miếng giấy nhỏ ghi dòng chữ Trần Quang Đắp, Thanh Hóa. Nét chữ lờ mờ trong màu thâm của m.áu đã khô. Cũng từ đây chúng tôi mới biết tên người liệt sĩ dũng cảm. Bà con liệm Đắp và chôn anh ở nơi này. Năm ngày sau đó chúng tui mới chôn tấm bia tự tạo trên mộ anh.
Ngay sau đó, họa sĩ Võ Xưởng (sau này là Phó Giám đốc Bảo tàng Quân khu 7) đã ký họa hành động anh hùng của liệt sĩ Trần Quang Đắp với tựa đề: “Ch.ết đứng còn hơn sống quỳ”. Bức tranh đã phác họa khí tiết kiên trung, bất khuất của anh hùng, liệt sĩ Trần Quang Đắp.
Chiến tranh đã lùi xa, nhưng hành động anh hùng, tấm gương hy sinh anh dũng của liệt sĩ Trần Quang Đắp còn sống mãi với đồng đội, với thế hệ mai sau. Hiện nay bức tranh “Ch.ết đứng còn hơn sống quỳ” đang được trưng bày tại Bảo tàng Quân đoàn 4.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét