1. Đảng cầm quyền là khái niệm của khoa học chính trị, dùng để chỉ một đảng chính trị đại diện cho giai cấp đang nắm quyền lực và lãnh đạo chính quyền để tổ chức, quản lý đất nước, bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị. Bàn về tính tất yếu lịch sử của đảng cầm quyền, đa số chính trị gia, nhà khoa học chính trị trên thế giới cho rằng, đảng cầm quyền là đảng giành thắng lợi trong các cuộc bầu cử theo chế độ dân chủ và chiếm ưu thế trong cạnh tranh giữa các đảng phái, có thực quyền lãnh đạo. Kết quả là đảng nào thắng cử (tùy theo mô hình và tính chất của hệ thống chính trị đã được xác lập, người đứng đầu là tổng thống hay thủ tướng) sẽ đứng ra thành lập chính phủ, đưa ra các quyết sách, chủ trương, đường lối, chiến lược, sách lược để quyết định đường lối và phương thức hoạt động, khẳng định uy tín và vị thế của chính phủ dưới danh nghĩa là quyền lực và sức mạnh nhà nước, đại diện cho lợi ích của nhân dân. Đối với các nước XHCN, con đường trở thành Đảng Cộng sản cầm quyền lại có đặc điểm riêng. Để trở thành đảng cầm quyền, Đảng Cộng sản phải lãnh đạo nhân dân đứng lên đấu tranh, chống “thù trong, giặc ngoài”, tiến hành cuộc cách mạng vô sản hoặc cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân để lật đổ chính quyền của giai cấp bóc lột, thiết lập chính quyền mới của giai cấp công nhân. Sau khi hoàn thành cuộc cách mạng, giành được chính quyền về tay mình, Đảng Cộng sản lãnh đạo Nhà nước và bộ máy của nó, tiến hành cải tạo xã hội cũ, xây dựng chế độ xã hội mới - xã hội XHCN. Khi Đảng Cộng sản nắm được quyền thống trị, thì điều đó có nghĩa là “nắm quyền đó với ý thức là chỉ một mình mình nắm”. V.I. Lênin khẳng định rằng, trong chế độ XHCN chỉ có một đảng duy nhất là Đảng Cộng sản cầm quyền. Nó là kết quả tất yếu của quá trình lãnh đạo cách mạng và là một nguyên tắc bất di bất dịch trong nắm quyền lãnh đạo, cần nhận thức đúng và thực hiện nghiêm túc.
Thứ Tư, 4 tháng 10, 2023
2. Ở Việt Nam, ngày 3-2-1930, một đảng mácxít kiểu mới do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, tổ chức, giáo dục và rèn luyện đã chính thức ra đời, chịu sự ủy thác của dân tộc và nhân dân Việt Nam, đã trở thành chính Đảng Cộng sản duy nhất cầm quyền, lãnh đạo cách mạng Việt Nam, đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Ý thức sâu sắc vai trò và sứ mệnh vẻ vang của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành sự quan tâm đặc biệt cho công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong điều kiện Đảng cầm quyền với tư cách là đảng duy nhất. Tư tưởng của Người về Đảng Cộng sản cầm quyền đã được Đảng ta vận dụng sáng tạo trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, góp phần quan trọng vào sự lớn mạnh, trưởng thành của Đảng hơn 93 năm qua. Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đầu tiên sử dụng thuật ngữ Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền để chỉ rõ bản chất, nhấn mạnh vai trò, vị thế của Đảng Cộng sản là tổ chức đảng duy nhất trong hệ thống chính trị ở Việt Nam nắm giữ quyền lực lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Trong bản Di chúc, Người viết: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền... Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”. Theo nguyên tắc chung và đặc điểm riêng, từ ngày 2-9-1945, ngay sau khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, Đảng ta đã nắm giữ quyền lực nhà nước và trực tiếp lãnh đạo Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, xây dựng và củng cố lực lượng cách mạng, thực hiện mục tiêu: đem lại “quyền hành”, lợi ích chính đáng và hạnh phúc cho nhân dân. Từ thời điểm ấy, Đảng Cộng sản Việt Nam chính thức trở thành Đảng Cộng sản cầm quyền đúng bản chất, ý nghĩa, vai trò và sứ mệnh của nó. Đối với Đảng ta, “Đảng cầm quyền” đã chứa đựng trong đó ý nghĩa “Đảng lãnh đạo”, Đảng nắm chính quyền và kiểm soát quyền lực Nhà nước, hóa thân vào Nhà nước nhưng không bao đồng, làm thay Nhà nước. Đảng cầm quyền, thực chất là sử dụng Nhà nước, lãnh đạo Nhà nước và hệ thống chính trị thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, phấn đấu vì mục đích chung của toàn xã hội, của dân tộc Việt Nam theo phương châm: “Việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm. Việc gì hại đến dân, ta phải hết sức tránh”; hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Với tư cách là một đảng duy nhất cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội, nội dung lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, về thực chất, là những nội dung Đảng cầm quyền nhưng sự cầm quyền ấy được nhân dân thừa nhận, Hiến pháp và pháp luật hiến định. Đảng cầm quyền thông qua sự lãnh đạo các cơ quan công quyền chứ không tự mình biến thành Nhà nước, đứng trên Nhà nước hoặc làm thay Nhà nước. Về lý luận cũng như về nguyên tắc hoạt động thực tiễn, Đảng ta không phải là cơ quan công quyền và do đó, Đảng không làm thay chức năng, nhiệm vụ của cơ quan quyền lực công. Thực tế này bác bỏ quan điểm sai trái, thù địch khi đồng nhất quyền lực của Đảng với quyền lực của Nhà nước và mưu toan phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng và bản chất nền dân chủ XHCN ở nước ta.
3. Vai trò cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội của Đảng Cộng sản Việt Nam dựa trên nguyên tắc “bất di bất dịch” của hệ thống chính trị nhất nguyên do một Đảng cầm quyền, không có đảng đối lập cạnh tranh quyền lực. Đó là tính đặc thù phản ánh tính tất yếu lịch sử khách quan trong sự cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam. Thực hiện vai trò cầm quyền, lãnh đạo cách mạng Việt Nam trong bối cảnh mới, Đảng ta rất quan tâm nghiên cứu, vận dụng sáng tạo học thuyết Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng đảng mácxít kiểu mới; mặt khác, đặc biệt chú trọng công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, có nhiều biện pháp tích cực để ngăn ngừa, phòng, chống các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, các nguy cơ mắc “bệnh” độc đoán, chuyên quyền, lộng quyền, quan liêu, tham nhũng, kìm hãm dân chủ... Tính tất yếu lịch sử của Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền còn thể hiện ở vai trò tiền phong gương mẫu của người lãnh đạo là “người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”, thông qua mối quan hệ, liên hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân. Khi chưa nắm được chính quyền, Đảng phải dựa vào dân, sống trong dân, được dân nuôi dưỡng, che chở, bảo vệ trước sự truy xét, khủng bố tàn khốc của kẻ thù. Khi trở thành Đảng cầm quyền, đội ngũ cán bộ, đảng viên nắm trong tay quyền lực chính trị, sinh mệnh chính trị của nhân dân, quyền lực quản lý nhà nước; nắm tài sản của đất nước, tiền bạc của nhân dân… Việc một số cán bộ, đảng viên do thiếu rèn luyện, tu dưỡng đã thoái hóa, biến chất, trở thành “những ông quan cách mạng”, mắc bệnh quan liêu, cửa quyền, hách dịch, sách nhiễu nhân dân, gây ra những bức xúc, bất bình trong dân, làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ XHCN. Cảnh báo về điều có thể xảy ra, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy rằng: “… mình vào Đảng để làm đày tớ cho nhân dân”. Bác nhấn mạnh: “Làm đày tớ nhân dân, chứ không phải là “quan” nhân dân”./.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét