Thứ Ba, 31 tháng 10, 2023

LỊCH SỬ KHÔNG CHỈ LÀ LỊCH SỬ MÀ CÒN LÀ QUÁ TRÌNH ĐẤU TRANH CHO LẼ PHẢI!

 

Vừa qua trang có đăng bài viết của bác Vương Thảo gửi qua tin nhắn đã được nhiều người bình luận ủng hộ, bổ sung làm sáng tỏ vấn đề lẽ phải và lịch sử.

Mặc dù trang Đi trước về sau chỉ là trang thông tin các bài viết để độc giả phản biện nhưng nếu không hiểu lịch sử dân tộc thì cũng không chắt lọc đc thông tin mang tính lẽ phải để cung cấp cho độc giả.

Vì thế, qua theo dõi bài viết đã đăng, trang được nhiều người ủng hộ nên có vài lời thông tin thêm với độc giả:

Câu chuyện lịch sử "Nhà Nguyễn 9 đời chúa 13 đời vua" do ông Phạm Khắc Hòe (một vị quan đại thần nhà Nguyễn thời Khải Định và Bảo Đại) đã ghi lại rất khái quát: Công lớn của nhà Nguyễn là của 9 đời Chúa Nguyễn mở mang bờ cõi. Đến đời Gia Long miễn triều vì bất tài, vô dụng với dân tộc, nhân dân, xá triều loạn thần, quan tham vô độ, xã hội bấn loạn, dân tình phuẫn uất nên mới có cuộc khởi nghĩa của Quang Trung, người nông dân áo vải cờ đào để thống nhất đất nước.

Tuy nhiên, trong đời cuối cùng của Chúa Nguyễn là Nguyễn Ánh và một số quan đại thần, vì lợi ích dòng tộc gắn liền với chúa Nguyễn, họ lợi dụng thiên mệnh đế vương đã cùng Nguyễn Ánh vực dậy dòng tộc và lợi ích "triều Chúa" nên đã quay lại giúp Nguyễn Ánh tìm mọi thủ đoạn để hạ bệ vương triều Quang Trung và kết cục thật đáng buồn như sử sách đã ghi.

Quay lại lịch sử triều Nguyễn, theo đánh giá của dân gian (các bậc cao niên qua các thế hệ gia đình người Việt đều lưu truyền cho con cháu nhiều câu thơ, ca giao, tục ngữ nói về Nguyễn Ánh, ngắn gọn và đơn giản nhất là câu: "Nguyễn Ánh cõng rắn cắn gà nhà", trẻ con ai cũng biết, thậm chí chúng vô tư đưa ra để miệt thị bạn bè bằng câu ấy khi tức giận bạn bè sai trái với mình...

Tuy nhiên, nguyên do tội Nguyễn Ánh được lưu truyền trong dân gian và lịch sử vẫn là 3 điểm lớn:

- Rước giặc vào nhà (Xiêm -Thanh -Pháp) để vinh thân phì gia.

- Coi nhẹ dân tình (đời sống xã hội). Ép buộc nhân dân xây dựng kiến trúc triều đình trong khi dân lầm than cực khổ (Thành xây xương lính/Hào đào máu dân); đàn áp phong trào nông dân phản đối Triều đình và Thực dân Pháp một cách triệt để mà không thăm dò dư lần xã hội và xu thế phát triển của dân tộc.

- Phá hoại văn hóa dân tộc và tôn giáo hàng ngàn năm, đưa nó đối đối kháng với văn hóa tôn giáo mới của phương Tây không phù hợp thuần phong, mỹ tục dân tộc thời bấy giờ.

Hơn thế, Triều Nguyễn rất nhu nhược trước ngoại bang nên đã làm mất đi tinh thần, truyền thống dân tộc, nhất là truyền thống yêu nước, cho đến khi Đảng Cộng Sản Việt Nam được thành lập lãnh đạo nhân dân đấu tranh giải phóng dân tộc, lúc đó lòng yêu nước của nhân dân mới được khôi phục và phát triển.

Đó là điểm cốt yếu làm mất thanh danh một triều đại phong kiến mà các vương triều trước đó đã để lại thành quả phát triển, kể cả triều đại Quang Trung.

Nếu xét về tư tưởng tiến bộ để vinh danh vì đã nhìn thấy nguy nan dân tộc đứng dậy đấu tranh thì chỉ có 3 vị vua trong Nhà Nguyễn xứng đáng được vinh danh, đó là: Hàm Nghi, Thành Thái, Duy Tân! Còn lại các đời vua nhà Nguyễn đều bán nước cầu vinh, hại dân, "nát" nhất là Bảo Đại vì chỉ thích đi săn và hưởng thụ "tửu sắc", quên mất mình là danh dự quốc gia, đến nỗi khi Cách mạng Tháng 8 thành công, Cụ Hồ đã cho ông chân lý, đưa ông về Chính phủ Cách mạng để làm cố vấn, ông không nhận mà còn tiếp tục rắp tâm đi tìm rượu vang Pháp, theo giặc đến cùng. Tiếp đó là vua Khải Định cha của Bảo Đại, vị vua này cũng được Nguyễn Ái Quốc đặt tên cho một nhân vật trong tác phẩm "Vi hành" và "con rồng tre" vào những năm người hoạt động cách mạng ở Pháp (có dịp bạn đọc tìm đọc sẽ hiểu hơn về ông ta).

Câu chuyện lịch sử nhà Nguyễn còn dài, cũng rất tường tận trong lòng dân tộc kèm theo câu ví: "Vạn niên là vạn niên nào/Thành xây xương lính, hào đào máu dân". Không phải tự nhiên mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa lịch sử Nhà Nguyễn vào bài thơ "Lịch sử nước ta" đến mười mấy câu thơ trong một bài thơ dài như vậy. Ngoài bài thơ của Bác, chứng tích bằng ảnh (cả nước ngoài và trong nước chụp lại bằng kỹ thuật thủ công cũng đủ nói hết độ suy tàn của Nhà Nguyễn vì tư tưởng "vinh thân phì gia" (theo ngoại bang để duy trì ngai vàng bất chấp sự khổ đau của dân tộc, nhân dân).

Trong thời đại CNTT, có một số người mang danh nhà sử học lại xuyên tạc lịch sử, tâng bốc triều Nguyễn một cách thái quá, nhất là Nguyễn Ánh, nhấc ông lên cho dư luận bức xúc thay vì để cho vua đã ngủ yên bấy lâu nay. Suy cho cùng đó là một thủ đoạn chúng ta cần phải cảnh giác. Đảng, Nhà nước, Nhân dân ta không định kiến với Nhà Nguyễn, luôn coi đó là một sự cố lịch sử do tính chủ quan, không muốn nhắc lại quá khứ nhiều, nhưng lịch sử là lịch sử, phải có tính chân thực, lịch sử trong Nhân dân và lịch sử viết thành sách phải thống nhất.

Thế nên chúng ta phải đấu tranh để đưa lịch sử dân tộc đi về thực tại của nó, như ngày xưa, như lời văn, thơ, ca dao, tục ngữ luôn gắn với những câu chuyện lịch sử và đó là hồn cốt lịch sử. Đây cũng là cả tâm huyết, trách nhiệm của các nhà nghiên cứu lịch sử, của các nhà sử học. Lịch sử khó xuyên tạc, khó xóa lắm. Lịch sử không chỉ là lịch sử mà còn là quá trình đấu tranh cho lẽ phải và thời đại, cho quá khứ, hiện tại và tương lai!./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét