Đảng ta “là đạo đức, là văn minh” trước
hết thể hiện ở bản chất và mục đích của Đảng, “đội tiên phong
của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và
của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân
dân lao động và của dân tộc”. Một đảng đạo đức, văn minh không phải là một tổ
chức để làm quan phát tài, mà phải làm tròn nhiệm vụ giải phóng dân tộc, làm
cho Tổ quốc giàu mạnh, đồng bào sung sướng. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Mục
đích của người cách mạng là để làm đầy tớ cho nhân dân, một người đầy tớ xứng
đáng, trong sạch, trung thành chứ không phải là mục đích thăng quan phát tài”.
Nói cách khác, đạo đức cách mạng cao nhất của Đảng và mỗi đảng viên là chí công
vô tư. Đảng viên phải thật thà, trung thành, hăng hái; trọng lợi ích của cách
mạng hơn tính mệnh của mình; phải hy sinh lợi ích của mình cho Đảng, cho Tổ
quốc và dân tộc. Bất kỳ lúc nào, bất kỳ việc gì, người cán bộ, đảng viên đều
phải tính đến lợi ích chung, phải đặt lợi ích của Đảng, của dân tộc, của Tổ
quốc lên trên hết, trước hết.
Đảng ta “là đạo đức, là văn minh” thể
hiện ở bản lĩnh, dũng khí, sự trung thực, thẳng thắn, “không
che giấu những khuyết điểm của mình, không sợ phê bình. Đảng phải nhận khuyết
điểm của mình mà tự sửa chữa, để tiến bộ, và để dạy bảo cán bộ và đảng viên”. Đảng
phải giữ chủ nghĩa cho vững, thành thực trong chính trị với nội dung căn cốt là
“đoàn kết và thanh khiết từ to đến nhỏ”.
Bản
lĩnh, dũng khí của Đảng không chỉ là gan dạ trước
kẻ thù, trong xà lim, án chém, mà còn là dám tự phê bình và phê bình, cả trong
nội bộ Đảng và trước nhân dân. Đảng phải biết tự chỉ trích, thành thực trong
nhận khuyết điểm, sai lầm để sửa đổi, tự tiến bộ. Đảng không tự phê bình, tự
chỉ trích thì không bao giờ tiến bộ được. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ, uy tín
của người lãnh đạo là ở chỗ mạnh dạn thực hiện tự phê bình và phê bình, biết
học hỏi quần chúng nhân dân, sửa chữa khuyết điểm, để đưa công việc ngày càng
tiến bộ, chứ không phải ở chỗ giấu giếm khuyết điểm và e sợ quần chúng nhân dân
phê bình. Người nhấn mạnh, một đảng mà giấu giếm khuyết điểm của mình là một
đảng hỏng; một đảng có gan thừa nhận khuyết điểm của mình, vạch rõ những cái
đó, vì đâu mà có khuyết điểm đó, xét rõ hoàn cảnh sinh ra khuyết điểm đó, rồi
tìm kiếm mọi cách để sửa chữa khuyết điểm đó, là một đảng tiến bộ, mạnh dạn,
chắc chắn, chân chính.
Cùng
với thái độ chân thành, không che giấu khuyết điểm và thừa nhận khuyết điểm,
Đảng còn phải luôn luôn xem xét lại những nghị quyết và những chỉ thị của mình
đã được thi hành như thế nào, đi vào cuộc sống đến đâu. Đây là một khía cạnh
quan trọng thuộc về tư cách của đảng chân chính cách mạng. Đảng là đạo đức, văn
minh chỉ khi các nghị quyết, chỉ thị của Đảng đi vào cuộc sống, được tổ chức
triển khai hiệu quả trong thực tiễn. Không che giấu khuyết điểm, dám tự chỉ
trích và luôn luôn xem xét lại công tác của Đảng là một cách tự hoàn thiện
mình. Đó là một khía cạnh thể hiện văn hóa của Đảng, giá trị của Đảng.
Đảng
là đạo đức, là văn minh, tức là phải hiểu dân, học dân, hỏi dân, thuận
lòng dân, “theo đúng đường lối nhân dân”; “từ trong quần chúng ra, trở lại
nơi quần chúng”; “phải đưa chính trị vào giữa dân gian”. Theo Chủ tịch Hồ Chí
Minh, một đảng văn minh là khi lời nói và việc làm của đảng phải làm cho nhân
dân tin, nhân dân phục, nhân dân yêu; ngược lại, mất lòng tin của nhân dân là
mất tất cả, bởi “Ý DÂN LÀ TRỜI. Làm đúng ý nguyện của dân thì ắt thành. Làm
trái ý nguyện của dân thì ắt bại”. Người nhấn mạnh, việc gì đúng với nguyện
vọng của nhân dân thì đều được quần chúng nhân dân ủng hộ và hăng hái đấu
tranh; và như vậy, mới thật sự là một phong trào quần chúng. Đảng phải nhận
thức sâu sắc được rằng, tư tưởng và hành động của Đảng là vì nhân dân và Đảng
mạnh là do sự ủng hộ của nhân dân. Sự lãnh đạo của Đảng không phải là một đặc
quyền theo kiểu “đảng trị”, mà là thực hiện sứ mệnh phục vụ nhân dân. Đảng
“không sợ kẻ địch nào dù cho chúng hung tợn đến mấy, không sợ nhiệm vụ nào dù
nặng nề, nguy hiểm đến mấy, nhưng Đảng Lao động Việt Nam sẵn sàng vui vẻ làm
trâu ngựa, làm tôi tớ trung thành của nhân dân”.
Một
trong những biểu hiện có giá trị nhất của một đảng đạo đức, văn minh là thực
hành dân chủ theo đúng nghĩa “chế độ ta là chế độ dân chủ, dân là chủ và dân
làm chủ”. Dân chủ là làm cho người dân có năng lực làm chủ, biết thụ hưởng và
dùng quyền làm chủ, dám nói, dám làm, dám phê bình Đảng. Dân chủ là cái chìa
khóa vạn năng giúp Đảng có thể giải quyết được mọi khó khăn. Chủ tịch Hồ Chí
Minh nhấn mạnh: “Chế độ ta là chế độ dân chủ, nghĩa là nhân dân làm chủ. Đảng
ta là Đảng lãnh đạo, nghĩa là tất cả các cán bộ, từ Trung ương đến khu, đến
tỉnh, đến huyện, đến xã, bất kỳ ở cấp nào và ngành nào - đều phải là người đầy
tớ trung thành của nhân dân”.
Thuận
lòng dân là không làm việc theo lối quan liêu, “quan” chủ; đồng thời, tuyệt đối
không “theo đuôi quần chúng”, mà phải “làm theo cách quần chúng”. Theo Chủ tịch
Hồ Chí Minh, “việc gì cũng phải học hỏi và bàn bạc với dân chúng, giải thích
cho dân chúng. Tin vào dân chúng. Đưa mọi vấn đề cho dân chúng thảo luận và tìm
cách giải quyết. Chúng ta có khuyết điểm, thì thật thà thừa nhận trước mặt dân
chúng. Nghị quyết gì mà dân chúng cho là không hợp thì để họ đề nghị sửa chữa.
Dựa vào ý kiến của dân chúng mà sửa chữa cán bộ và tổ chức của ta”. Tuyệt đối
không làm việc theo cách đóng cửa lại mà đặt kế hoạch, viết chương
trình rồi đưa ra cột vào cổ dân chúng, bắt dân chúng theo. Bởi vì, “làm
theo cách quan liêu đó, thì dân oán. Dân oán, dù tạm thời may có chút thành
công, nhưng về mặt chính trị, là thất bại”. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định:
“Đảng không phải làm quan, sai khiến quần chúng mà phải làm đầy tớ cho quần
chúng và phải làm cho ra trò, nếu không quần chúng sẽ đá đít. Muốn như thế phải
gần quần chúng, học quần chúng, lãnh đạo quần chúng, cái gì lợi cho quần chúng
thì làm, hại cho quần chúng thì tránh. Xa quần chúng là hỏng, cần phải nhớ nhiệm
vụ của Đảng là làm đầy tớ cho quần chúng”.
Đạo
đức và văn minh của Đảng thể hiện ở tư duy khoa học, cách mạng, đổi
mới, sáng tạo, tầm nhìn về tương lai, phù hợp với thực tiễn của Việt Nam và xu
thế phát triển của thế giới. Theo V.I. Lê-nin, người cộng sản phải có
dũng khí nhìn vào sự thật, phải có gan vứt bỏ những nhận thức của ngày hôm qua
không phù hợp với tình hình diễn biến của ngày hôm nay, phải biết “thay đổi
sách lược, chọn một con đường khác để đi tới đích của chúng ta, nếu con đường
cũ, trong một thời gian nhất định nào đó, xem ra không thích hợp nữa, không đi
theo được nữa”. Đó chính là phương châm hành động “dĩ bất biến ứng vạn biến” mà
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thực hiện trong suốt sự nghiệp cách mạng của mình. Về
nguyên tắc, mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là bất di
bất dịch, nhưng sách lược phải được thực hiện một cách mềm dẻo. “Ta không thể
giống Liên Xô, vì Liên Xô có phong tục tập quán khác, có lịch sử địa lý khác...
Ta có thể đi con đường khác để tiến lên chủ nghĩa xã hội”. Thế giới ngày càng
đổi mới, nhân dân ngày càng tiến bộ; vì vậy, Đảng phải có đủ gan góc, đủ tinh
thần phụ trách để quyết định phương hướng chính trị mới, thay đổi cách thức
công tác và đấu tranh, dám bỏ những khẩu hiệu và những nghị quyết đã cũ, không
hợp thời, đưa những nghị quyết và khẩu hiệu mới thay vào. Theo Chủ tịch Hồ Chí
Minh, “tình hình khách quan thay đổi hàng giờ hàng phút, một chủ trương của ta
hôm nay đúng, hôm sau đã không hợp thời, nếu ta không tỉnh táo kiểm điểm những
tư tưởng hành vi của ta để bỏ đi những cái quá thời, sai hỏng, nhất định ta sẽ
không theo kịp tình thế, ta sẽ bị bỏ rơi, bị các bạn tỉnh táo nhanh nhẹn hơn
vượt đi trước”.
Kết
hợp “đức trị” với “pháp trị” là một
nét đẹp tiêu biểu về đạo đức, văn minh của một đảng chân chính cách mạng. Theo
Chủ tịch Hồ Chí Minh, “sửa chữa sai lầm, cố nhiên cần dùng cách giải thích
thuyết phục, cảm hóa, dạy bảo. Song không phải tuyệt nhiên không dùng xử phạt.
Lầm lỗi có việc to, việc nhỏ. Nếu nhất luật không xử phạt thì sẽ mất cả kỷ luật,
thì sẽ mở đường cho bọn cố ý phá hoại. Vì vậy, hoàn toàn không dùng xử phạt là
không đúng. Mà chút gì cũng dùng đến xử phạt cũng không đúng”. Người chỉ rõ,
pháp luật phải thẳng tay trừng trị những kẻ bất liêm, dù cho có đang nắm giữ
cương vị nào. Tính nghiêm minh của pháp luật kết hợp với giữ vững nguyên tắc,
kỷ luật của Đảng từ trên xuống dưới để nhất trí về tư tưởng và hành động là một
biểu hiện và phương thức hành động của một đảng đạo đức, văn minh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét