Thứ Hai, 30 tháng 10, 2023

 

SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐA DẠNG HÓA QUẢN LÝ
PHÁT TRIỂN XÃ HỘI TRONG THỜI KỲ MỚI
 

Quản lý các quá trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội là một yêu cầu nền tảng đối với bất kỳ nhà nước nào. Quản lý nhà nước về các lĩnh vực phát triển phản ánh một chức năng xã hội của nhà nước, theo đó nhà nước, thông qua luật pháp, chính sách, và nguồn lực công cộng, đảm bảo và tạo điều kiện cho sự phát triển trên các mặt kinh tế, xã hội, môi trường, văn hóa; điều tiết các quan hệ xã hội, hoàn thiện các thiết chế xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, bảo đảm cho con người phát triển toàn diện.

Trong một thời gian dài, phương thức quản lý xã hội tập trung chủ yếu vào vai trò và chức năng quản lý của Nhà nước đối với các lĩnh vực xã hội, hay còn gọi là quản lý nhà nước về xã hội. Nổi bật lên là vai trò, chức năng và nguồn lực nhà nước trong việc gì quyết các vấn đề xã hội nổi cộm và đảm bảo an sinh xã hội cho con người. Quản lý nhà nước theo lĩnh vực đã đem lại những thành tựu đáng ghi nhận đối với lĩnh vực phát triển. Tuy nhiên, quản lý nhà nước theo lĩnh vực đã để lại nhiều vấn đề chưa thể được giải quyết bởi tính chất mới của vấn đề xã hội, bởi sự lạc hậu, không phủ nhận về năng lực, phương thức quản lý của bộ máy nhà nước khi đối diện với bối cảnh biến động của toàn cầu hóa, biến đổi khí cuộc cách mạng công nghiệp và đô thị hóa nhanh chóng, phân và phân tầng xã hội cũng như nhiều vấn đề mang tính toàn cầu liên quốc gia.

Trong giai đoạn phát triển hiện nay, phương thức quản lý nước theo lĩnh vực đã không theo kịp tiến trình phát triển chung của thế giới và ở từng quốc gia phụ thuộc vào giai đoạn phát triển. Sự phát triển xã hội nói chung, từng lĩnh vực xã hội cụ thể nói đặt ra các thách thức đòi hỏi sự giải quyết không chỉ dựa trên phương thức quản lý hành chính nhà nước, hoặc chỉ tuân theo luật kinh tế thị trường. Quản lý phát triển xã hội có hiệu quả yêu cầu sự tham gia của các chủ thể khác trong xã hội như: các đoàn thể, tổ chức xã hội, các hiệp hội tự nguyện của người dân và doanh nghiệp... Ở mức độ nhất định, các chủ thể quốc tế và liên quốc gia, tuy không trực tiếp tham gia vào quản lý phát triển xã hội quốc gia, nhưng lại có tác động và ảnh hưởng lớn đến bản thân tiến trình xã hội cần được quản lý cũng như đến thể chế, công cụ luật (pháp và chính sách thích ứng với tiến trình đó. Phương thức quản lý cần đổi mới để bao gồm các thiết chế chính thức như luật pháp, chính sách, hành chính cũng như các thiết chế truyền thống như gia đình và thiết chế phi chính thức như đạo đức, giá trị văn hóa, tự quản cộng đồng./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét